Thế hệ chúng tôi
khi lớn lên đất nước mới chuyển mình vài năm sang cơ chế thị trường. Khi ấy
chưa có nhiều tiểu thuyết ngôn tình, viễn tưởng, giả tưởng… như bây giờ và
chúng tôi vẫn còn say sưa với những tác phẩm văn học cách mạng. Một trong số đó
có “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc. Cảm nhận của tôi về Nguyên Ngọc là một nhà văn
cách mạng tâm huyết, một người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng và là
một con người gắn bó “máu thịt” với núi rừng Tây Nguyên. Thế nhưng, cảm nhận
vẫn chỉ là cảm nhận và đôi khi nó lại sai hoàn toàn so với thực tế. Chiến tranh
qua đi, vật đổi sao dời và thời gian thể hiện sức mạnh vô hình nhưng cực kỳ
đáng tin cậy của nó là vạch mặt những người thấp hèn cho dù núp trong vỏ bọc mỹ
miều như thế nào đi nữa. Và tất nhiên, bài viết này không có mục đích gì
khác ngoài việc đề cập đến Nguyên Ngọc, người mới tuyên bố “bỏ Đảng” vừa qua,
sau quyết định kỷ luật ông Chu Hảo của Ủy ban
Kiểm tra Trung ương.
Về
con người Nguyên Ngọc
Khi
nói về con người của Nguyên Ngọc, chính nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có nhận
định rằng: “Nguyên Ngọc gàn lắm! Cực
đoan lắm. Có người bảo Nguyên Ngọc đã quyết định cái gì thì không ai có thể
ngăn cản nổi. Có túm tay ông kéo lại thì lập tức ông hóa thành anh La Văn Cầu,
rút mã tấu chặt phén ngay cái cánh tay bị níu giữ ấy ngay…”
Tự
tôn của con người điều cần thiết nhưng khi đã biến thành tự cao tự đại thì sẽ
hủy hoại chính bản thân!
Mọi thứ có
lẽ bắt đầu từ sau ngày đất nước giải phóng, Nguyên Ngọc có thời gian làm Phó
Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Tuy nhiên, đầu
những năm 1990, báo Văn nghệ đi chệch hướng và Nguyên Ngọc đã từ chức Tổng Biên
tập, sau đó bị cách chức Phó Tổng Thư ký Hội Nhà văn, vì những sai lầm có tính
nguyên tắc. Đến năm 2000, Nguyên Ngọc được mời nhận Huân chương Độc lập hạng
nhì, nhưng từ chối không nhận, bác bỏ nó vì có hai lý do mọi người đều biết. Đó
là Nguyên Ngọc bực tức, bất mãn và tự cho mình phải là hạng nhất và không ai đủ
khả năng để quyết định mình.
Đến
năm 2011, khi được đề nghị giải thưởng Hồ Chí Minh, Nguyên Ngọc tiếp tục từ
chối sau khi đã đồng ý làm hồ sơ, thủ tục. Hành động này của Nguyên Ngọc đã
khiến dư luận thắc mắc rằng, nếu đã có ý từ chối tại sao ông ta không làm việc
đó ngay từ đầu mà lại để đến khi hồ sơ, thủ tục đã xong, đề nghị trao thưởng đã
được phê duyệt thì ông ta mới làm điều đó. Là Nguyên Ngọc không muốn hay cố ý
làm vậy để bản thân mình trở nên “cao giá”?
Lập ra “Văn đoàn độc lập” – chống phá nền văn hóa tư
tưởng Việt Nam
Cùng
với việc thể hiện tư tưởng bất mãn, những năm gần đây Nguyên Ngọc lên tục đưa
ra những tuyên bố và các nhận định đi ngược lại với đường lối của Đảng và Nhà
nước cũng như vị trí, vai trò của nền văn học cách mạng. Ông cho rằng “Tất cả
các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh đều là những kiểu “minh họa” đầy
chất đặt hàng của Đảng mà không phải có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức
mới để thoát khỏi sự đặt hàng của Đảng”. Nói như vậy thì phải chăng năm xưa
Nguyên Ngọc viết Đất nước đứng lên, Rừng Xà Nu, Đường chúng ta đi… là do mưu
cầu lợi ích của chính bản thân mình?
Cùng
với đó năm 2014, Nguyên Ngọc lập ra “Văn đoàn độc lập” khởi đầu với 61 thành
viên. Thành phần của “Văn đoàn” gồm Nguyên Ngọc với cương vị là Chủ tịch, cùng
nhiều thành phần thường xuyên thể hiện tư tưởng bất mãn, thậm chí chống phá nhà
nước như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai
Thúy, Giáng Vân, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn
Quang Lập, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên… Với “văn đoàn độc lập”, Nguyên Ngọc tiếp
tục chống phá nền văn hóa tư tưởng của Việt Nam bằng những tác phẩm thể hiện
tính xét lại hoặc những nội dung phản cảm, thô tục, đi ngược lại nét đẹp của
truyền thống dân tộc và phẩm chất của con người Việt Nam.
Đỉnh
điểm của những hoạt động này là việc bôi nhọ người nữ anh hùng Võ Thị Sáu trong
một cuộc hội họp của những nhà văn trong nhóm của Nguyên Ngọc tại quán cafe ở
phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP.HCM. Thực chất, đây chính là một trong vô vàn
những thủ đoạn thâm độc nhằm hạ uy tín, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và những
lãnh tụ, anh hùng dân tộc.
Thành viên khởi đầu của Viện nghiên cứu phát triển
(IDS)
Nhắc
đến IDS chúng ta không thể không nhắc đến Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà
xuất bản Tri Thức, người vừa bị UBKTTW công bố kết luận kỷ luật vì đã có sự suy
thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”. Đây là một tổ chức nghiên cứu tư nhân và nguồn tài trợ của nó
phần lớn đến từ nước ngoài mà “nhà tài trợ” chủ yếu là “Cơ quan của Hoa Kỳ về
phát triển quốc tế” (USAID) do chính Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy thành lập từ năm
1961 với mục tiêu thâm độc là cung cấp viện trợ cho các thế lực chống đối những
quốc gia khác núp dưới danh nghĩa viện trợ xóa bỏ đói nghèo. Viện IDS đã có
nhiều quan điểm đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, trong đó có những luận điểm khoét sâu thù hận giữa Việt Nam và Trung Quốc,
phá hoại chủ trương giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.
Trong
thời gian hoạt động, các đề tài nghiên cứu của IDS cơ bản đều tập trung vào
kinh tế chứ không hề đả động gì nhiều đến văn chương. Vậy thì chúng ta có thể
đặt ngay ra một câu hỏi với tư cách thành viên “khởi đầu” của IDS, Nguyên Ngọc
đã làm gì khi không có bất cứ hoạt động nghiên cứu nào mà ngược lại chỉ “đẻ ra”
những phát ngôn đi ngược đường lối, chủ trương của Nhà nước hay nói cách khác,
ông chính là “chân rết” của Nguyễn Quang A trong “dây truyền” phát tán các
tuyên bố xuyên tạc, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để
ý những hoạt động thì nơi nào có Nguyễn Quang A thì nơi đó có Nguyên Ngọc.
Giao du với “phường hoạt động dân chủ” chống phá đất
nước
Nguyên
Ngọc thường xuyên giao du, dự chiêu đãi với những nhà hoạt động dân chủ “cộm
cán” đang hoạt động tại Việt Nam. Nào là cùng ký tên kiến nghị tước quyền Đảng;
nào là phản đối Bô-xít Tây Nguyên; nào là kích động chiến tranh với Trung Quốc…
Năm
2014, Nguyên Ngọc cùng Bùi Thị Hằng và các phe nhóm No-U xuống đường biểu tình
chống Trung Quốc, ra nhiều yêu sách đòi Việt Nam phái đánh Trung Quốc đòi lại
Hoàng Sa, Trường Sa. Trong khung hình máy quay của chương trình Thời sự đã hiện
hại Nguyên Ngọc là một trong những người đi đầu trong cuộc biểu tình.
Ngày
28/09/2018, 5 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và hơn 70 người tự cho mình là
“nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ” trong và ngoài nước vừa lý chung một bản tuyên
bố về quyền tự do lập hội và tự do biểu tình. Trong bản tuyên bố, Nguyên Ngọc
và những hội nhóm trên đã cho ra một bản tuyên bố trong đó có đoạn: “Các bản
hiến pháp của nước Việt Nam cộng sản từ năm 1946 tới nay đều nêu các quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tụ họp biểu tình. Nhưng tất
cả các quyền này vẫn chưa được nhà cầm quyền tôn trọng. Sau khi chiến tranh
chấm dứt năm 1975, việc ngăn cản các quyền công dân vừa kể không còn phù hợp.
Nhưng Chính phủ và các cơ quan nhà nước đã cố tình trì hoãn các sự án luật lập
hội và biểu tình nhiều lần, với những lý do không thể chấp nhận”. Và rằng “Yêu
cầu nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi nhận thức, từ bỏ thái độ nghi ngờ và kỳ
thị đối với các tổ chức xã hội dân sự. Bản tuyên bố yêu cầu Quốc hội xem xét
trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan đang trì hoãn các dự luật lập hội và
biểu tình để có biện pháp giải quyết dứt khoát”.
Gần đây
trong bài tuyên bố “bỏ Đảng” Nguyên Ngọc lại viết: “Tôi vào Đảng Lao động Việt
Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1965 đến nay đã 62 năm… Từ nhiều năm
qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lsy tưởng ban đầu của mình, “tự diễn
biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng
trong một tổ chức như vậy”.
Thật
hết sức xằng bậy. Bởi “tự diễn biến”, phản dân hại nước không ai khác chính là
Nguyên Ngọc và những người “cùng hội cùng thuyền” trong âm mưu chống phá đất
nước cùng với ông.
Có
một điều dễ thấy ở Nguyên Ngọc, là ông ta không chỉ là một người tự cao, tự
đại, hằn học với Đảng và Nhà nước mà ông ta còn là một nhà văn nhưng mang nặng
tư tưởng đậm màu chính trị và khá “gian ngoan”. Với tất cả những bằng chứng trên,
chúng ta dễ dàng nhận ra Nguyên Ngọc không chỉ hoạt động thuần văn chương mà
còn có đầu dã tâm và mưu đồ chính trị. Việc ông Chu Hảo “dính” án kỷ luật đã
làm cho Nguyên Ngọc nhận ra rằng sau Chu Hảo thì việc bị “khai trừ khỏi Đảng”
cũng sẽ đến với chính ông ta nhưng chỉ là sớm hay muộn. Và khi khpng còn gì để
mất thì việc chủ động và khôn ngoan “đăng đàn” tuyên bố “xin ra khỏi Đảng”
chính là chiêu bài cuối cùng của Nguyên Ngọc để vớt vát lại chút giá trị của
bản thân và “lấy oai” với “phường hoạt động dân chủ” chống phá đất nước.
Nguyên
Ngọc “đã chết”, chỉ còn lại những cánh rừng xà nu lịch sử ở lại chiến trường!
HỮU ÂN (sưu tầm FC online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét