Ở Việt Nam hiện nay, sự
xuất hiện của làn sóng thông tin sai lệch, xuyên tạc đang diễn ra và tác động mạnh
mẽ đến nhận thức và hành động của mọi đối tượng xã hội, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Để nhận biết thông tin sai lệch, xuyên tạc, thù địch,
có thể căn cứ vào một số dấu hiệu của thông tin như sau:
Thứ nhất, những
thông tin phản
ánh không chính xác, không trung thực hoặc phản ánh một mặt, một khía cạnh mang
tính phiến diện, một chiều, lệch lạc về sự việc, hiện tượng hay quá trình xã hội.
Sự sai lệch của thông tin xã hội trước hết bắt nguồn
từ quá trình phản ánh của chủ thể. Do đó, thông tin xã hội
không phải bao giờ và lúc nào cùng phản ánh đúng cái khách quan vốn có. Sự phản
ánh các hiện tượng, quá trình xã hội thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể.
Vì vậy, thông tin phụ thuộc vào mục đích của chủ thể. Mỗi chủ thể phản ánh
thông tin xã hội xuất phát từ những nhu cầu, lợi ích mà mình theo đuổi, những
giá trị mà mình hướng tới, có thể cố tình phản ánh những hiện tượng, quá trình
hay quan hệ xã hội theo kiểu “tô hồng, bóp méo” sự kiện. Sự sai lệch trong phản
ánh một cách có chủ đích cũng có thể xảy ra trong việc tạo ra thông tin và đưa
thông tin không chính xác vào hệ thống lưu chuyển thông tin xã hội.