Nhờ
sự phát triển của công nghệ mà truyền thông mạng phát triển nhanh chóng. Sự
hưởng thụ của con người được nâng lên, nhờ đó mà mở mang trí tuệ, tăng cường
năng lực tạo điều kiện góp phần làm cho xã hội phát triển. Văn hóa mạng vì thế
mà ngày một phong phú, thu hút càng đông số người tham gia. Nhưng bên cạnh đó
văn hóa mạng cũng đang đứng trước một thách thức. Đó là bị lợi dụng. Thách thức
này ngày càng tăng, trở thành mối lo và hệ lụy cho con người và xã hội. Nếu
không có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì những gì sẽ xảy ra là sẽ khôn
lường.
Gần
đây đã có những bài viết bày tỏ sự lo ngại đó, cảnh báo trước những triệu chứng
thổi phồng nỗi sợ hãi, triệu chứng đưa tin giả, đưa tin hủy hoại sự thật trên
các phương tiện truyền thông nói chung, trên mạng nói riêng.
Chẳng hạn như mô tả sự hoành hành của bệnh ung thư như cơn đại
hồng thủy, giới thiệu các loại thực phẩm chức năng như một phép thần, những
kiểu suy diễn vô bờ bến ở những sự việc mang tính nhạy cảm như dịch bệnh, thảm
họa thiên tai, khiếu kiện của người dân… đã làm cho cư dân mạng luôn xôn xao
dậy sóng, khiến lòng người bất an. Đó là thủ đoạn tung tin bịa đặt về tình hình
cán bộ các cấp để nhằm gây rối phá hoại nội bộ ta. Các trang mạng này thường
tung tin bịa đặt về cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe, mối quan hệ của “ông” này
“bà” nọ, xếp sắp rồi tung tin người của “nhóm” này “phe” kia… thậm chí
tung tin bất ngờ cán bộ nọ, quan chức kia bị thi hành kỉ luật.