Trên
một số trang mạng xã hội, nhiều cá nhân, thậm chí có những người dưới danh
nghĩa đảng viên “trung thành” viết và phát tán trên mạng internet dạng “Thư
ngỏ” với những hình thức khác nhau. Họ cho rằng: “Công cuộc đổi mới hơn 30 năm…
vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân
tộc”. Họ “kiến nghị” thay đổi Cương lĩnh của Đảng, từ bỏ đường lối sai lầm về
xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng
tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ “toàn trị” sang dân chủ, đòi thực hiện
đa nguyên, đa đảng…?!
Như
vậy, cả về lý luận và thực tiễn có thể khẳng định, “những kiến nghị” mà một số
người đưa ra không có gì mới và xa lạ với thực tiễn của công cuộc đổi mới đất
nước hơn 30 năm qua của nhân dân ta. Chúng ta cũng không phủ nhận, trong nhiều
năm qua, xã hội ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề kinh tế, xã hội chưa được giải
quyết như xu hướng phân hóa giàu - nghèo chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Đời
sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, công nhân
ở nhiều khu công nghiệp còn nhiều khó khăn; tình trạng suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp dẫn
đến làm suy giảm lòng tin của nhân dân…
Nếu
ai đó cho rằng, thể chế hiện nay là “độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ,
chia rẽ dân tộc” và kiến nghị thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì chẳng những họ đã xuyên tạc lịch sử, mà còn là
một sai lầm nghiêm trọng về tư tưởng, chính trị.
Sở dĩ Việt Nam trụ vững sau sự kiện CNXH ở Đông âu và Liên Xô sụp đổ;
Hoa Kỳ bao vây, cấm vận; đời sống của tuyệt đại đa số nhân dân được cải thiện,
chủ quyền quốc gia được giữ vững… là nhờ có đường lối chính trị đúng đắn của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Về tư tưởng, chính trị, việc một số người kêu gọi thay
đổi Cương lĩnh có nghĩa là xóa bỏ mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một xã
hội “…Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; là xóa bỏ chế độ xã
hội do “nhân dân làm chủ” với “Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân”. Hơn nữa, điều này cũng có nghĩa là xóa bỏ cả quyền con người và
quyền công dân được Cương lĩnh năm nước ta ghi nhận, đặc biệt được quy định tại
Chương II, Hiến pháp năm 2013. Về kinh tế, việc kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng
có nghĩa là xóa bỏ: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức
phân phối...”.
Về
đối ngoại và quốc phòng, an ninh, họ kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là
xóa bỏ đường lối “Đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển;
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế…”; là
xóa bỏ đường lối quốc phòng - an ninh “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” mà Cương lĩnh năm 2011 đã xác định.
Nếu đi theo con đường mà một số người kiến nghị: “Chuyển hẳn sang đường lối dân
tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân
chủ”… thì kịch bản và hậu quả sẽ như thế nào? Họ không hề quan tâm đến sự khác
biệt về văn hóa, chính trị, kinh tế, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, dân
tộc, vùng miền. Bằng văn hóa và lối sống phương Tây, họ đang muốn phủ lên các
quốc gia, dân tộc đang phát triển “làn sóng văn hóa dân chủ, nhân quyền phương
Tây”, buộc mọi người phải thừa nhận rằng, chỉ có văn hóa dân chủ, nhân quyền
phương Tây mới là hình mẫu chuẩn mực nhất?! Sự giáo điều về lý luận ấy đã và
đang hợp lý hóa các hành vi bạo lực “đánh trước”, “đánh phủ đầu” nhằm “phòng, chống,
ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố để bảo vệ các giá trị dân chủ, nhân quyền phương
Tây”, kể cả chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Sự
thật về lòng “trung thành” của những ai đó đã và đang tung ra luận thuyết “dân
chủ không biên giới”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và coi đó là chuẩn mực để
thực hiện “chủ nghĩa can thiệp mới” và sẵn sàng đổi trắng thay đen.
Trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến một số thành công của mô
hình “thúc đẩy xã hội dân sự” lật đổ chế độ chính trị ở một số quốc gia Đông
Âu, Trung Đông,... bằng các cuộc “cách mạng màu”. “cách mạng hoa”, “cách mạng
đường phố” bắt nguồn từ các “xã hội dân sự”. Lợi dụng quyền tự do lập hội để
lập ra nhiều hội, nhóm không đúng quy định pháp luật, gây khó khăn cho công tác
quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng, thậm chí trá hình, hoạt động chống
Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Thử hỏi, nếu họ là những cán bộ, đảng viên “trung thành” thì tại sao có ý kiến
khác hoặc trái với đường lối, quan điểm của Đảng lại không trình bày tại các
hội nghị nội bộ Chi bộ, Đảng bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh
hoạt Đảng mà lại tùy tiện phát tán tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
trong và ngoài nước; đảng viên phải chấp hành Điều lệ Đảng và Quy định của Ban
Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Những
việc làm trên có thể chứng minh rõ ràng rằng, họ tìm mọi phương cách nhằm kích
động những phần tử phản động, bất mãn với Đảng, Nhà nước, chế độ ta; tập hợp,
tạo dựng phe cánh, gây “điểm nóng” về xung đột, gây rối loạn tình hình chính
trị, xã hội và khi có điều kiện thì xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Việc can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
thể hiện ở việc, họ viện dẫn với các màn kịch nhiều hồi, nhiều lớp, với lý do
“chăm lo cho xây dựng nền dân chủ, đem lại hạnh phúc cho người dân Việt Nam,...”.
Chúng
ta hiểu rằng, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” chỉ là một trong những âm mưu,
thủ đoạn diễn biến hòa bình mà các thế lực thù địch đã và đang áp dụng nhằm xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện chế độ đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì
thế, hai trong nhiều vấn đề then chốt của các học thuyết “dân chủ, nhân quyền
kiểu phương Tây cần áp dụng đối với Việt Nam”
là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng
Cộng sản. Họ sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” nhằm mục đích từng bước
phá hoại Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, không thừa nhận
chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đồng tâm gắng sức
xây đắp nên. Họ cũng cố tình xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “thiếu nền dân chủ”,
“vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, lấy đó làm cớ để tuyên truyền sai
lệch, nhằm kích động những phần tử bất mãn, phản động chống đối Đảng, Nhà nước
ta, tiến tới phủ nhận con đường, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
HỮU ÂN
Đọc mới thấy kẻ thù không thiếu thủ đoạn nào để chống phá Việt Nam. Nếu không nhận diện đúng sẽ là nguy cơ tiếp tay cho chúng.
Trả lờiXóa