Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của Quyết Chiến. Trung tâm tin tức KCTĐ. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bạn để Blog ngày càng phát triển. Mọi chi tiết xin gửi về email: dalatdatxanh@gmail.com. Cảm ơn tất cả các bạn

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

TÌM HIỂU SỰ KÍCH ĐỘNG BẠO LOẠN CỦA MẠNG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO

Nhiều vụ bạo lực tại các nước Mỹ, Brazil, Ấn Độ … và gần đây nhất vụ bạo loạn cuối năm 2018 ở Paris đều có những kịch bản chung: Đó là những cuộc bạo loạn không có một thủ lĩnh thực sự, không do phe phái chính trị nào giật dây, nhưng chúng đều có ảnh hưởng quá lớn với xã hội vào mạng xã hội (MXH).
Sự kiện Thiên An Môn (Trung Quốc)
Trong năm 2017, tại thành phố Philadelphia cố đô nước Mỹ, đã xảy ra khoảng bốn cuộc bạo lực từ hàng trăm thanh, thiếu niên, chủ yếu là người da đen và người da màu, gây rối trật tự, biểu tình trước Tòa thị chính thành phố, gây thương tích cho nhiều người, trong đó có cảnh sát. Đám đông này không hề có một thủ lĩnh thực sự hay được giật dây bởi phe phái chính trị nào mà bởi những thanh, thiếu niên này đã trao đổi kế hoạch phối hợp thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Đến ngày hẹn, những thanh, thiếu niên này đổ ra ngoài đường, thu hút được rất nhiều thanh, thiếu niên khác cũng tham gia. 
Vụ việc sớm nhất với kịch bản tương tự là vào năm 2009, khi hàng ngàn thanh, thiếu niên tụ tập ở đường South để đập phá. Sau đó, những vụ bạo lực tương tự lan ra nhiều thành phố khác như Chicago, Washington DC… và các nước khác trên thế giới.

Năm 2010, một cuộc bạo động lớn khác cũng xảy ra ở thành phố này nhằm bày tỏ sự phản kháng đối với giờ giới nghiêm của thành phố. Đám đông trở nên hung bạo, xông vào lục soát các cửa hàng tiện lợi, kéo tài xế ra khỏi xe, hay một người đi xe đạp bị tấn công bởi tám người khiến anh ta chảy máu và bất tỉnh trên đường.


Biểu tình màu cam ở các nước Đông Âu
Chia sẻ với tờ New York Times, Wasik – một người trẻ đã từng tham gia một trong những cuộc bạo lực trên, cho biết: “Tôi thấy nhiều người cùng đi về một hướng và cũng đi theo hướng ấy. Thật kinh khủng khi đám đông này đã biến thành bạo động. Những vụ đánh nhau, tấn công gây nhiều thương tích cho cả những học sinh, sinh viên tham gia và người qua đường”. Nỗi sợ hãi lan khắp thành phố khiến những “đứa trẻ bất mãn”; trẻ em, học sinh không dám ra đường, người lớn xong việc đều cố gắng về nhà nhanh chóng. Ủy viên Hội đồng thành phố khi đó – ông Jim Kenney đã gọi khoảng thời gian đen tối đó là “khủng bố đô thị”.
Theo Vanessa Massaro, nhà địa lý học đô thị, Trường Đại học Pennsylvania, giải thích rằng: “Cuộc bạo loạn này bắt nguồn từ sự tranh chấp, phân biệt đối xử giữa các sắc tộc. Những đứa trẻ da đen ở những vùng nghèo sinh ra và lớn lên cùng với bạo lực như bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực ở khu vực chúng sinh sống.
Những việc này diễn ra hàng ngày nhưng chưa thực sự có những cuộc nói chuyện nghiêm túc hay hành động nào để cải thiện điều đó. Thông qua phương tiện truyền thông và MXH, chúng tìm thấy sự đồng cảm với nhau. Chính công nghệ, chứ không phải một con người cụ thể nào đã kích động những uất ức, oán hận của người trẻ thành một cuộc bạo lực thực sự”.
Đồng quan điểm, nhà nhân chủng học Philippe Bourgois cho biết thêm: “Người trẻ thời hiện đại có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn so với những thế hệ trước và chúng dành quá nhiều thời gian với các công cụ công nghệ và MXH. Khi cuộc sống càng trở nên bí bách; khi đó, bạo lực sẽ trở thành một công cụ để giải toả cảm xúc của người trẻ tuổi”.
Facebook đã “xé nát nước Pháp” như thế nào?
Biểu tình áo vàng ở Pháp
Vài năm gần đây, những cuộc bạo động như vậy xảy ra càng nhiều trên phạm vi toàn thế giới, trong đó đỉnh điểm phải kể đến cuộc bạo loạn tại nước Pháp vào khoảng cuối năm 2018 đã để lại cho đất nước này những cảnh tượng hoang tàn, tiêu điều chưa từng có trong vài năm gần đây, ngay tại thủ đô Paris hoa lệ, Khải Hoàn Môn bị bôi bẩn, 3 người thiệt mạng, hơn 260 người bị thương và ít nhất 400 người bị bắt giữ. Chính phủ Pháp đã phải huy động 37.000 cảnh sát để giữ an ninh quanh nước Pháp.
Theo một bài điều tra của tác giả Ryan Broderick của BuzzFeed, những người tham gia bạo loạn chủ yếu liên lạc với nhau qua những nhóm Facebook nhỏ, mang tính địa phương, cho rằng chính Facebook, với những thay đổi trong thuật toán hiển thị vào đầu năm 2018 cùng nỗ lực không thành trong việc kiểm soát tin giả đã góp phần khơi mào cho cuộc bạo loạn.
Từ tháng 1/2018, rất nhiều nhóm trên Facebook được tạo ra như “Groupes Colère” (Nhóm tức giận). Nhóm này do một công nhân người Bồ Đào Nha tên Leandro Antonio Nogueira tạo ra tại tỉnh Dordogne (Pháp), với dân số hơn 400.000 người, để kêu gọi mọi người biểu tình. Ngay sau đó, anh này còn tạo ra các nhóm tương tự cho các tỉnh khác của Pháp.
Những nhóm nhỏ này thu hút rất nhiều người dân địa phương, chủ yếu là người trung lưu và lao động phổ thông. Bởi chúng giúp cho họ chia sẻ với nhau về những vấn đề của địa phương mình. Mỗi nhóm lên tới vài trăm nghìn thành viên. Những “nhóm tức giận” ở Pháp được chia sẻ và tăng trưởng nhanh chóng mặt. Khoảng hơn 10 cuộc tuần hành, biểu tình đã được tổ chức, lấy tên các nhóm theo số như Anger 24 hay Anger 87. Những hành vi biểu tình bao gồm chặn đường, phản đối luật lao động mới, hay những chính sách về vắc-xin.
Lý do các nhóm này phát triển nhanh như vậy đến từ một sự thay đổi thuật toán của Facebook. Đó là thuật toán hiển thị của News Feed của Facebook từ đầu năm 2018 sẽ ưu tiên các tin tức đáng tin và thông tin địa phương. Việc chia sẻ qua Facebook rất đơn giản. Những người ở cùng một khu vực có thể dễ dàng nhận ra nhau bằng các con số ở đầu bài viết, thể hiện biển số xe của địa phương họ sinh sống. Nhờ vậy, các bài viết chia sẻ thu hút cả những người già, vốn không rành về công nghệ.
Sau cuộc biểu tình đó, đến cuối tháng 5/2018, một phụ nữ tên Pricillia Ludosky sống tại ngoại ô Paris đã tạo một cuộc vận động trên Change.org với tên gọi “Kêu gọi giảm giá xăng dầu”, bởi nỗi bất bình khi biết được mức thuế xăng dầu tại Pháp.
Biểu tình màu xanh ở Algeria
Ban đầu cuộc vận động không được quan tâm nhiều, nhưng sau khi Ludosky đăng tải lên Facebook bài viết nói rằng cô sắp được một đài phát thanh địa phương mời lên phỏng vấn, với điều kiện cần là cuộc vận động của cô có được 1.500 chữ ký. Chỉ một ngày sau, cô đã đạt được điều kiện đó và xuất hiện trên sóng phát thanh. Cuộc vận động của Ludosky sau đó đã thu hút trên 1 triệu chữ ký. Câu chuyện đã được đăng tải trên nhiều trang web, MXH, với lượng tương tác, chia sẻ, bình luận rất nhiều.
Cùng thời điểm đó, một cuộc vận động khác với tên gọi “Giới hạn mức giá 1 euro cho mỗi lít xăng” của trang Facebook tên MesOpinions cũng được đông đảo quần chúng quan tâm, lên tới 160.000 lượt tương tác cho mỗi bài viết.
Sau đó, cuộc bạo loạn “ảo” đã bắt đầu lan rộng. Ngay sau đó, hai tài xế xe tải đã tạo một sự kiện trên Facebook có tên “Chặn mọi ngả đường để phản đối tăng giá xăng” vào ngày 17/11/2018. Một nhóm khác trên Facebook có tên “Nước Pháp nổi giận” được tạo ra ngày 15/10 đã có tổng cộng 17,3 triệu lượt tương tác, theo số liệu từ công cụ đo lường CrowdTangle. Những nhóm Facebook có lượng thành viên nhiều nhất đều được tạo ra trong khoảng cuối tháng 10/2018, khi những bài viết và cuộc vận động của Ludosky được lan truyền mạnh mẽ.
Đáng nói ở đây là những nhóm Facebook này cung cấp hàng loạt tin giả, thiếu căn cứ để kích động tâm lý quần chúng. Một nhóm có tên “Citizens in Anger” với 15.000 thành viên tự cho họ là những người bảo vệ Pháp khỏi những kẻ thao túng trong Hội Tam điểm rồi tuyên truyền đủ thứ chuyện về thuyết âm mưu.
Trong một nhóm khác tên “la france en colere !!!”, một bài viết có lượng chia sẻ nhiều nhất là một tin tức về hàng triệu người Đức đang từ bỏ xe hơi, đi bộ để phản đối giá xăng tăng. Nhưng đây là tin giả, bức ảnh lấy từ một vụ kẹt xe dài ở Trung Quốc năm 2010. Một người dùng khác trên Facebook tên Nicolle cũng thường xuyên livestream, tuyên bố với mọi người mình nắm được những tài liệu “có thể bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ ba chỉ trong một giờ đồng hồ” từ một nhân vật rất quan trọng mà nếu Tổng thống Macron biết được thì ông cũng sẽ bị sốc.
Nhóm lớn nhất trên Facebook mang tên “Compteur Offciel De Gilets Jaunes” có tới 1,7 triệu thành viên. Phương thức tăng trưởng thành viên của nhóm này là các thành viên liên tục thêm bạn bè, có khi tới hàng chục người cùng lúc vào nhóm. Điều này khiến cho Facebook đặt nhóm này ngay lên phần khuyến cáo để người dùng dễ nhìn thấy nhóm và càng thu hút nhiều thành viên hơn.
Thế giới gọi đây là “Cuộc bạo loạn áo khoác vàng”, cuộc bạo loạn không có một lãnh đạo đích thực, do vậy những người tạo được ảnh hưởng là những cá nhân với lượng tin, video được chia sẻ nhiều nhất. Đến chiếc áo vàng biểu tượng của phong trào này cũng được lấy từ một video trên Facebook. Đến ngày 17/11/2018, đã có tới 300.000 người biểu tình mặc áo khoác vàng trên toàn nước Pháp. Bạo loạn khiến chính phủ phải cử quân đội tới đảo Réunion. Người dân nước Pháp hoang mang cực độ khi tình hình lắng xuống một thời gian nhưng không ai biết lúc nào sẽ bùng nổ trở thành một thảm họa thực sự.
HÀ AN (Theo Pháp Luật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÔNG TÁC KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG LÀ THƯỜNG XUYÊN, NGHIÊM MINH

  Trước sự công khai, minh bạch của Đảng về tình hình kỷ luật cán bộ trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch được đà lớn tiếng đặt điề...

BÀI ĐĂNG TRÊN BLOG