Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của Quyết Chiến. Trung tâm tin tức KCTĐ. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bạn để Blog ngày càng phát triển. Mọi chi tiết xin gửi về email: dalatdatxanh@gmail.com. Cảm ơn tất cả các bạn

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG THÔNG TIN SAI SỰ THẬT TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI NHƯ VIỆT TÂN, BBC VIETNAMESE, DÂN LÀM BÁO VN

Vài hôm trước thôi, người ta dùng hình ảnh bắt tay của thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc với trụ trì chùa Ba Vàng để nói rằng việc thỉnh vong trái phép tại chùa là được Thủ tướng chống lưng. Và mấy hôm nay, cũng hình ảnh Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, chỉ đi trên sân bóng sau trận thắng của đội tuyển bóng đá nam mà phía sau có vài người chưa rõ thanh danh cũng bị mang ra xuyên tạc.

Liên tục rất nhiều trang mạng xã hội, blog, chia sẻ thông tin với tựa đề “Đỗ Mạnh Hùng là “thân cận” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với những bức ảnh chưa được xác nhận có qua chỉnh sửa hay không. Dù vậy, nó đã và đang đạt được tác dụng trên môi trường mạng xã hội hỗn loạn. Nhiều cư dân mạng vẫn đang bị “dắt mũi” không chút nghi ngờ.


Nhắc lại, Đỗ Mạnh Hùng là nhân vật được biết đến với hành vi “cưỡng hôn” một phụ nữ trong thang máy ở chung cư Golden Palm, Hà Nội. Anh này sau đó đã bị xử phạt hành chính với mức phạt 200.000 đồng nên được cư dân mạng ưu ái đặt cho cái tên “Hùng 200k”.
Điều đáng nói là nhiều người dùng những hình ảnh chưa rõ tính xác thực để nói rằng việc anh Hùng cưỡng hôn người khác mà chỉ bị phạt 200.000 đồng là do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “trợ giúp”. Từ các trang RVT News, Việt Tân,… hình ảnh một người đàn ông không rõ mặt đứng sau Thủ tướng trong một số bức ảnh được đăng tải khoanh tròn với lời khẳng định chắc nịch đó là Đỗ Mạnh Hùng. Rồi lại vài ba câu kiểu: “Thủ tướng sử dụng những người không đàng hoàng”; “Kẻ vô đạo đức dưới trướng lãnh đạo”,… Bên dưới, rất nhiều người vội tin theo và cũng lao vào đà chỉ trích, chửi mắc, thậm chí là xúc phạm!
Sự thật là, trong những bức ảnh mà trang Việt Tân “lá cải” đăng tải, người đàn ông được khoanh mặt không phải là Đỗ Mạnh Hùng. Một số trang mạng xã hội khác sau khi chia sẻ bị một số cư dân mạng vạch mặt cũng đã vội xoá bài. Tuy nhiên, đáng ngại hơn là một số trang blog, youtube khác lại đang có dấu hiệu không dừng lại khi sử dụng photoshop để cắt ghép hình ảnh, vẫn với mục đích gán ghép rằng “Hùng 200k là thân cận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Mục đích chính của những hành vi như thế không gì khác ngoài việc bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo, xuyên tạc về bộ máy nhà nước.
Ngay như vấn đề họ xuyên tạc rằng Hùng 200k bị xử phạt tiền quá nhẹ nhàng là do được “chống đỡ” đã là một sự phi lý. Về điểm này, thực tế là cơ quan chức năng đã xử lý mạnh nhất theo những quy định của pháp luật. Vấn đề ở đây là pháp luật đang tồn tại lỗ hổng, không sát với thực tiễn chứ không phải do cơ quan chức năng tắc trách hay dung túng bất cứ ai. Nếu có thiện ý, người ta sẽ đấu tranh bằng cách tác động các cơ quan chức năng hoàn thiện cơ chế pháp luật chứ không phải bịa ra câu chuyện về mối liên hệ thân thiết giữa cán bộ với người bị xử phạt.
Bị lừa một lần là lỗi của họ, nhưng bị lừa nhiều lần thì do chúng ta rồi!
Cho đến tận bây giờ, phần lớn cư dân mạng vẫn liên tiếp bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai trái trên mạng xã hội. Rõ ràng, câu chuyện về quản lý, câu chuyện về nhận thức xã hội vẫn phải tiếp tục được nhắc tới.
Bản thân người viết không nhận mình giỏi nhất, nhưng qua quá trình sử dụng mạng xã hội đã lâu cũng rút ra quá nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, phải biết rằng: “Nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa của sự thật không còn là sự thật”.
Những trang mạng xã hội như Việt Tân, BBC Vietnamese, Dân làm báo VN,… vốn dĩ xưa nay đã quá tai tiếng với việc phao tin vịt bôi nhọ hình ảnh đất nước, hình ảnh lãnh đạo thì nhất quyết là chẳng có sự tin tưởng nào nữa.
Ngay như bài viết xuyên tạc về hình ảnh thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc vào hôm qua. Vừa nhìn thấy, người viết đã “chột dạ” và bắt tay vào tìm kiếm thông tin. Thế nên, kết quả là sự thật được phơi bày đó chỉ là sự bịa đặt.
Thực ra, mạng xã hội tràn lan thông tin sai lệch dễ dàng, thì chúng ta cũng không thiếu cách kiểm chứng thông tin dễ dàng hơn. Phải khẳng định, nếu biết cách kiểm chứng thông tin, đó chính là thể hiện sự thông minh trong tiếp nhận dư luận xã hội. Điều này thì nhiều cư dân mạng hay bỏ qua nên hết lần này đến lần khác đều bị lợi dụng cả… Thiệt hại rồi cuối cùng cũng do mình bị lừa chứ kẻ đi lừa chúng cũng không mất gì!
Vậy nên, trước khi pháp luật về An ninh mạng được củng cố, siết chặt, hãy hành động để thể hiện mình là một công dân thông minh, một người có tri thức trong thời đại công nghệ 4.0.
Ngày hôm nay, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội bị xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh,… thì ngày mai biết đâu đến cả chúng ta cũng là nạn nhân? Thông minh và có trách nhiệm đấu tranh với những kẻ làm sai cũng chính là chúng ta đang bảo vệ xã hội, bảo vệ chính bản thân mình.
HÀ AN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÔNG TÁC KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG LÀ THƯỜNG XUYÊN, NGHIÊM MINH

  Trước sự công khai, minh bạch của Đảng về tình hình kỷ luật cán bộ trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch được đà lớn tiếng đặt điề...

BÀI ĐĂNG TRÊN BLOG