Nguyễn Tất Thành tại Hội nghi Versailles-Pháp |
Năm 1917,
Người trở lại nước Pháp, đến Paris và
năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
Tháng
6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái
Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.
Tháng
7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân
tộc Việt Nam .
Tại Đại
hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế
III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản
Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam . Đó là một
sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước
đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu
bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Từ đây,
cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái
Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách
mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm
1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành
công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên
tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
Người đã viết
nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết
tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên,
Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
xuất bản tác phẩm “Đường Kách mệnh” (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở
lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Đó
là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam .
Người khẳng định, muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảng
có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới
chạy.
Trong thời
gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người
lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo
cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học
Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc)
nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Nhờ
hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng
tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.
Cuối năm
1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức
được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm
dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ
động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ
ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930.
Hội nghị
đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng
sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị
thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của
Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp
nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện
cụ thể của cách mạng Việt Nam .
Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và
Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành
lập Đảng.
Hội nghị
hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng.
Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì
chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Sau này,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng
2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ý
nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng
Hội nghị
hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất
- Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự
thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả
nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh
giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và
hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là một bước ngoặt vô
cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là một sự kiện đánh dấu một
mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
Sự ra đời
của Đảng CỘng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện
gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Sự kiện
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị được xây dựng ngay từ
khi được thành lập (trong đó xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải
phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản) chính là cơ sở để Đảng Cộng
sản Việt Nam – môt Đảng vừa mới được thành lập nhưng đã giương cao được ngọn cờ
lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết tốt nhất tình trạng khủng
hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ
XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước và dân tộc Việt
Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn
kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để hoàn thành
thắng lợi cuộc cách mang dân tộc dân chủ, từng bước xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng
phát triển, con đường cách mạng Việt Nam trong suốt 88 năm qua.
Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương coi cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của phong trào cách mạng thế giới đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của
cách mạng thế giới, đã kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại và đã
làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng
góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà
bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Tự hào về
truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, biết ơn và tin yêu Đảng, toàn
thể đảng viên, cán bộ viên chức, sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh hôm nay không ngừng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội Đảng các cấp, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng bộ Nhà trường thành một tổ chức Đảng trong
sạch, vững mạnh, lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể xây dựng Nhà
trường thành một cơ sở giáo dục đại học phát triển, góp phần tích cực vào sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chung tay xây dựng quê hương,
Đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.
HÀ AN (Theo tin tức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét