Cạm bẫy luôn chờ bạn |
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, internet đã trở thành công cụ không thể thiếu cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội
loài người. Việc truyền tải, chia sẻ thông tin trên internet về mặt khách quan
nó đã hàm chứa tính tiện ích hơn gấp trăm lần các phương tiện truyền thông
trước nó. Tuy nhiên, nhìn nhận, quan tâm nhưng cũng cần cảnh giác và thận trọng với các luận điệu xuyên tạc sai trái trên mạng xã hội hiện nay.
Thật vậy, mạng xã hội ra đời là một bước đột phá về công nghệ phục vụ con người. Nó tác động đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Càng ngày phạm vi bao phủ của mạng Internet càng lớn, dung lượng chứa
đựng và tốc độ kết nối, lưu chuyển dữ liệu càng cao, và càng có nhiều dịch vụ,
kết nối nhiều người trên toàn thế giới, bất kể địa lý, không gian và thời gian.
Vấn
đề là ở chỗ, những âm mưu, thủ đoạn xảo trá, những điều vô nghĩa, phi lý được
tung lên mạng toàn cầu lại có "khả năng" lung lạc không ít người truy
cập. Không phải ai và lúc nào cũng đủ tỉnh táo và có thể phân biệt được thật -
giả, đúng - sai, trong khối lượng thông tin khổng lồ và dày đặc được tung lên
mạng toàn cầu.
Chính vì vậy, internet trở thành phương tiện mà các thế lực thù địch, những phần tử cơ
hội thoái hoá biến chất, đã sử dụng hàng trăm trang tin điện tử để truyền bá
quan điểm sai trái, chống chế độ XHCN, chống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, và thường bằng các cách thức sau:
Cách thức phổ biến nhất là các trang tin này được thiết kế nhiều hình
thức "bắt mắt" với nhiều thông tin hấp dẫn, có tác dụng thu hút, lôi
kéo người dân trong nước truy nhập vào, để rồi sau đó cài vào đó các thông tin
phản động, chống đối. Loại hình nói trên đều có đặc điểm chung là sử dụng nhiều
phương thức, hình thức dịch vụ tin tức, trao đổi khác nhau để lôi kéo định
hướng người sử dụng Internet đến với các nội dung cần tuyên truyền. Đôi khi các
thông tin đánh lạc hướng là những thông tin rất có giá trị để nhằm làm người
đọc mất cảnh giác khi đến với các nội dung phản động, họ đã "trộn lẫn thật
giả". Các nội dung thường bị bóp méo, xuyên tạc dẫn đến làm sai lệch cách
nhìn nhận của cộng đồng mạng về tình hình trong nước.
Không những thế, các thế lực
thù địch còn sử dụng thư điện tử (email). Hằng ngày có hàng tỷ email được
truyền đi qua Internet. Thư điện tử đã trở thành một dạng dịch vụ không thể
thiếu đối với người sử dụng Internet. Có rất nhiều giao dịch, kể cả giao dịch
thương mại đã sử dụng email như phương pháp truyền thông hiệu quả và tin cậy.
Do đó thông qua email chúng tiếp cận đối tượng tuyên truyền là một hình thức
rất hiệu quả trong thời đại Internet. Hiện tại việc lạm dụng email để quảng
cáo, tuyên truyền, thậm chí lừa đảo đã trở thành một vấn nạn toàn cầu. Trong
trào lưu đó, các phần tử phản động đã nhanh chóng áp dụng các phương pháp tiếp
cận bằng email vào hoạt động của mình.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, những kẻ "cơ
hội chính trị" đang tăng cường sử dụng mạng In-tơ-nét với hàng trăm trang
mạng xã hội và blog, với nội dung xấu độc, với liều lượng, tần suất ngày càng
tăng để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhất
là trong thời gian này, chúng ta đang thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm
89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tập trung chống phá vào một
số vấn đề chính như:
Qua các trang mạng xã hội và blog xấu độc, tung ra
những thông tin và quan điểm sai trái, thù địch nhằm phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên CNXH của Việt Nam; xuyên tạc đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước; gây mâu thuẫn nội bộ, vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Kêu gọi thay đổi chế độ chính trị, đòi đa
nguyên, đa đảng; kêu gọi biểu tình gây áp lực đối với Đảng, Nhà nước; âm mưu xoá
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phi chính trị hoá quân đội…
Đồng thời phát tán trên mạng
In-tơ-nét những tin, bài, tài liệu có nội dung sai trái, thù địch và khuyến
khích nhiều người lên mạng “trao đổi”, “thu nhận” thông tin;
dùng các trang mạng xã hội và blog làm “nóng” các vấn đề trong nước để
tuyên truyền chống phá ta, kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xuyên tạc, tung tin thất thiệt gây chia
rẽ nội bộ, kêu gọi biểu tình…
Chúng
lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” “đất đai”... để vu cáo,
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép về chính trị và kinh
tế, gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với các điều kiện về hợp tác kinh tế;
tìm cách tác động, kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế gia tăng sức ép với
Việt Nam…nhằm gây chú ý của dư luận, tạo áp lực với Đảng, Nhà nước ta; nhào
nặn, lan truyền những thông tin thất thiệt gây tâm lý bi quan,
hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” trong nội bộ ta; làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng,
gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, thực hiện mưu đồ xoá bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từng bước hướng lái Việt Nam
theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Các đối
tượng phản động lợi dụng những sơ
hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội, những vấn đề “nóng”, “bức xúc”
trong xã hội để xuyên tạc, bóp méo, lấy hiện tượng quy thành bản chất nhằm công
kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gieo rắc tâm lý hoang mang,
nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Chúng còn lợi
dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý, định hướng thông tin, tác nghiệp ở
một số cơ quan báo chí để xảy ra tình trạng một số bài viết phản ánh về các vụ
việc phức tạp, nhạy cảm sai sự thật, thiếu khách quan; cá biệt một số tờ báo có
những bài viết “giật tít” nhằm câu khách; tần suất, số lượng bài viết
về các mặt trái, tiêu cực xã hội quá nhiều, nhất là trên một số báo điện tử, để
tuyên truyền xuyên tạc, chống phá ta.
Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với mỗi người
dân Việt Nam cần phải nâng cao cảnh giác cách mạng, tích cực đấu tranh với
các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” trên mạng internet.HỮU SƠN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét