Sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng
thống Nga Putin và người đồng cấp Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tại Phần
Lan, với những kết quả bước đầu khá tốt đẹp có nhiều người đã nghĩ đến một mối
quan hệ nồng ấm hơn giữa hai ông lớn cường quốc của thế giới kể từ sau hàng
loạt những lệnh cấm vận từ Mỹ và các biện pháp đấu tranh ngoại giao lẫn nhau
thời gian qua.
Thế nhưng, giữa Mỹ và Nga vẫn chưa bao giờ có mối quan hệ
ngoại giao đơn giản. Mối quan hệ này có thể diễn biến hết sức phức tạp và không
như người ta suy đoán. Ngay sau khi có cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, phía Mỹ
đã có những cá nhân phát biểu gây sốc.
Mới đây, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham Mỹ đã
tuyên bố muốn áp đặt thêm trừng phạt với Nga nhằm cảnh cáo nước này
không can thiệp vào các cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ. Bên cạnh đó, một Thượng
nghị sĩ khác có tên là Marco Rubio cũng muốn bỏ phiếu về
một dự luật gọi là DETER, theo đó sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nếu
các quan chức tình báo Mỹ xác định rằng Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Ông
Rubio là đồng tác giả của dự luật trên với thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van
Hollen sau hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ đã diễn ra ở tháng trước.
Việc những tuyên bố này được nêu ra trong bối cảnh hai nước
chuẩn bị cho những cuộc gặp tiếp theo rõ ràng thể hiện sự khó đoán biết quan hệ
giữa hai nước sẽ đi về đâu. Nói cách khác, cả hai quốc gia đang trình diễn cho
thế giới thấy Nga và Mỹ rất khác trong cuộc gặp mới đây, nhưng trên thực chất
hai nước này đang tính toán rất nhiều cho những lợi ích riêng của mỗi quốc gia.
Một điều nữa có thể dễ dàng nhận thấy đó là sự mâu thuẫn
trong nội bộ chính quyền của ông Donald Trump. Vị Tổng thống Mỹ luôn tỏ thái độ
hòa nhã, đối thoại với Nga vì có lẽ trong suy nghĩ của ông, Nga ít gây ra
phương hại tới an ninh quốc gia của Mỹ bằng Trung Quốc. Dễ dàng đoán được, ông
Trump đang muốn hòa hoãn với Nga để chĩa mũi nhọn sang Trung Quốc; điều này có
thể nhận thấy qua những lệnh áp thuế hàng hóa một cách dứt khoát của ông Trump
với Trung Quốc thời gian qua. Nhưng với một số Nghị sĩ, họ lại không suy nghĩ
giống ông. Hai trong số các Nghị sĩ trên vẫn giữ quan điểm phải áp dụng các
lệnh trừng phạt đối với Nga và xác định Nga là mối nguy cơ đe dọa lớn nhất với
Mỹ.
Vậy, quan điểm nào đang đúng hơn với Mỹ? Mỹ sẽ có lợi hơn
khi áp dụng thêm các lệnh cấm vận với Nga hay chĩa mũi nhọn kìm hãm Trung Quốc.
Thực tế với cách hành xử như hiện nay thì chính quyền của ông Trump đang một
lúc làm cả hai việc trên? Liệu đây là bước đi hay thế đi của Mỹ? Các nhà phân
tích chính trị của nhiều quốc gia đều có chung nhận định: cho dù là bước đi hay
thế đi của Mỹ thì nước Mỹ cũng đến lúc lụi tàn; sự phát triển của nước Mỹ
trong tương lai sẽ sụp đổ từ chính bộ óc và bàn tay của chính quyền Donald
Trump./.
HÀ AN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét