Điều có lý trong sự phi lý
Tổng thống Trump khiến dư luận bị xoay như chong chóng. Ngày 24/5, ông viết thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thông báo hủy Hội
nghị Thượng đỉnh giữa hai bên dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore . Chỉ
bốn ngày sau, ông lại nói rằng vẫn muốn tổ chức hội nghị và thúc giục đội ngũ
quan chức Nhà Trắng khẩn trương chuẩn bị. Một số chuyên gia cho rằng cách hành
động khó đoán, xoay chuyển liên tục không phải do ngẫu hứng, mà đều có dụng
ý.
Theo tạp chí National Interest, trong những năm 1950, các nhà
chiến lược hạt nhân danh tiếng, đặc biệt là Thomas Schelling và Herman Kahn, đã
lý luận rằng những hành vi dường như phi lý lại có thể có lý trong những cuộc
xung đột quốc tế. Họ gọi đó là “điều có lý trong sự phi lý”.
Dựa trên ý tưởng của Machiavelli có từ thế kỷ 16, rằng đôi khi
giả điên là một việc rất thông thái, các chiến lược gia cho rằng lãnh đạo các
nước có thể thành công trong đạt mục tiêu nếu họ khiến đối phương tin rằng họ
mất lý trí đến nỗi có thể khởi động chiến tranh.
Trong cuốn sách năm 1962, chiến lược gia Kahn viết: “Bạn có thể
hù dọa kẻ thù nếu bạn cố tình hành động một cách hơi điên rồ”.
Trước đây, thời Chiến tranh Việt Nam , Tổng thống Mỹ Richard Nixon
từng áp dụng học thuyết này dưới sự cố vấn của Henry Kissinger – một chiến lược
gia hạt nhân nổi tiếng và sau này trở thành cố vấn an ninh quốc gia của ông
Nixon.
Trong một hồi ký, Chánh văn phòng nội các Mỹ trích nguyên
văn lời Tổng thống Nixon: “Tôi gọi đó là Học thuyết Người điên. Tôi muốn họ tin
rằng tôi đã đạt tới điểm mà tôi có thể làm bất kỳ điều gì để chấm dứt cuộc
chiến". Theo cuốn hồi ký này, "Mỹ sẽ phát tín hiệu cho họ thấy rằng…
chúng tôi không thể kiềm chế Tổng thống khi ông ấy tức giận và ông rồi ấy đặt
tay trên nút hạt nhân”.
Về hành động thực tiễn, biểu hiện của Tổng thống Nixon là để cho
thế giới thấy ông sẽ không dừng lại trước bất kỳ điều gì. Vị tổng thống này đã
leo thang chiến tranh, mở rộng cuộc chiến sang Lào và Campuchia, đồng thời ra
lệnh ném bom Hà Nội dữ dội năm 1972.
Tính rủi ro của "Madman" và sự thành công của nó.
Ví dụ về Nixon cho thấy một số vấn đề của Học thuyết
"Madman". Thứ nhất, nếu chỉ giả vờ điên rồ (ám chỉ nhưng không đe dọa
sử dụng vũ khí hạt nhân), đối phương có thể nhìn thấu chiến lược và phớt lờ
những đe dọa phi lý mà họ tin rằng nhà lãnh đạo đó sẽ không dám làm.
Thứ hai, đối phương có thể cũng điên rồ tới mức phớt lờ đe dọa
mà đáng ra không nên bỏ qua, từ đó, thúc ép nhà lãnh đạo hoặc là lùi bước, hoặc
là thực hiện lời đe dọa đó.
Do đó, đây chính là một lỗ hổng của Học thuyết
"Madman". Trong kỷ nguyên hạt nhân, đó có thể là một lỗ hổng chết
người.
Theo một cách hiểu nào đó, Học thuyết "Madman" là
phiên bản chính trị quốc tế của trò chơi bài Roulette của Nga.
Tổng thống Nixon rõ ràng tự cho rằng mình thông minh, có thể
đánh bại đối phương bằng cách giả vờ hành động điên rồ. Tuy nhiên, trò chơi mà
ông đang tham gia mới là điên rồ vì nếu không phải để ngăn chặn người khác tấn
công hạt nhân mình thì việc đe dọa phát động chiến tranh hạt nhân vì bất kỳ mục
đích gì khác đều là phi lý trí.
Xét bối cảnh trước ngày 12/6, theo National Interest, Tổng thống Trump
dường như đang cố ý chơi quân bài Học thuyết "Madman" và thậm chí còn
nguy hiểm hơn cả ông Nixon vì ranh giới lý trí và phi lý trí dường như rất nhạt
nhòa. Tổng thống Trump không chỉ áp dụng học thuyết này trong vấn
đề an ninh quốc gia mà còn trong đàm phán thương mại. Năm 2017, Tổng thống
Trump đã ra lệnh cho đại diện Mỹ về đàm phán thương mại nói với Hàn Quốc rằng
“nếu họ không nhượng bộ bây giờ, tôi sẽ rút khỏi thỏa thuận”. Và chính ông Trump cũng đã rút khỏi một loạt thỏa thuận với thế giới và với chính ngay châu Âu như: thỏa thuận về biến đổi khí hậu toàn cầu; thỏa thuận về hạt nhân Iran hay rút khỏi hiệp ước thương mại thế giới TTP... và rồi sau đó lại có ý muốn quay lại.v.v...
Nhìn lại những biểu hiện này, ông Trump
có vẻ đang thực hành Học thuyết "Madman". Tới thời điểm hiện tại, ông
dường như có vẻ thuận lợi, thậm chí còn có triển vọng giành Giải Nobel Hòa bình
nếu thành công trong giải giáp hạt nhân Triều Tiên.
Tuy nhiên, National Interest nhận định vấn đề không đơn giản như
vậy. Tổng thống Trump có nguy cơ thất bại trong cả vấn đề Triều Tiên lẫn
Ví dụ, trong trường hợp đàm phán với Triều Tiên, Chính phủ Mỹ
sau này có thể phát hiện ra rằng Triều Tiên không thực sự phi hạt nhân hóa và
khi đó, Tổng thống Trump có thể phát động một cuộc chiến.
Tương tự với Iran ,
nước này có thể vượt qua các biện pháp trừng phạt, khôi phục chương trình phát
triển vũ khí hạt nhân và can dự sâu hơn vào Trung Đông sau khi Mỹ rút khỏi thỏa
thuận hạt nhân Iran .
Do đó, nếu tiếp tục với chiến lược "Madman", sẽ nguy
cơ xảy ra sự cố hay thậm chí các vụ tấn công có chủ ý bằng hạt nhân hoặc vũ khí
hủy diệt hàng loạt nhằm vào Hàn Quốc hoặc Mỹ là không thể loại trừ.
Trong trường hợp thỏa thuận với Triều Tiên không thể hiện thực
hóa hoặc đổ vỡ, rủi ro sẽ cao hơn.
Theo ông Jerome Slater, Giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học
bang New York ở Buffalo , nguy cơ thất bại trong sử dụng Học
thuyết "Madman" sẽ gia tăng sau mỗi lần được sử dụng. Thậm chí, nếu
áp dụng thành công lúc đầu, thì vẫn có rủi ro thua chung cuộc khi mà cả hai
cùng áp dụng học thuyết này.
Tuy vậy, những gì đã, đang và tiếp tục còn diễn ra sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 vừa qua, dư luận thế giới đang rất hi vọng vào một sự đột phá trong tương lai của Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Liệu triển vọng phi hạt nhân hóa Triều Tiên có nằm trong tầm tay?
Hà An (theo tin tức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét