Vào đầu tháng 2-2018, Bộ Quốc phòng Mỹ thông
báo chiến lược hạt nhân mới nhằm răn đe 2 đối tượng chính là Nga và Trung Quốc. Chiến lược hạt nhân mới của Mỹ được cho là
ngăn chặn tham vọng địa chính trị của Nga tại châu Âu và tham vọng của Trung
Quốc làm thay đổi hiện trạng tại châu Á - Thái Bình Dương. Để làm được điều
này, Mỹ cần phải nhanh chóng “Nâng cấp kho vũ khí hạt nhân” để xứng đáng là
“người lính canh giữ tự do cho thế giới”.
“Bấm nút”
Sau hơn một tháng, kể từ khi công bố chiến
lược hạt nhân mới, những dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã
dần hiện rõ. Nhiều người lo ngại đây là khởi điểm của một cuộc chạy đua vũ
trang mà Tổng thống Donald Trump “chính thức bấm nút”.
Giáo sư Pierre Grossier, Đại học Chính trị
Paris nhận định, quân đội Mỹ sẽ được trang bị vũ khí mới trong đó có tên lửa
đạn đạo tầm ngắn với đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt thấp với 2 ưu điểm: uyển
chuyển và đa dạng đáp ứng kế hoạch của Mỹ về một cuộc chiến tranh quy ước dưới
dạng vũ khí hạt nhân loại yếu và một cuộc tấn công bằng hạt nhân nhưng hạn chế
trong một khu vực, như uy hiếp Baltic chẳng hạn mà đối thủ là một cường quốc
hạt nhân tầm cỡ như Nga. Hoặc là đối phương là một cường quốc hạt nhân loại nhỏ
như Triều Tiên nhắm vào một đồng minh của Mỹ ở châu Á như Hàn Quốc.
Vũ
khí hạt nhân cỡ nhỏ và vừa đang được phát triển mạnh trong cuộc đua chế tạo vũ khí hạt nhân trên toàn cầu |
Theo giải thích của chuyên gia Benjamin
Hautecouverture, trong vòng 8 năm qua, nhân loại đứng trước một tình thế hoàn
toàn mới, nguy hiểm hơn, bất an hơn. Hai mối đe dọa chính trong “chính sách sức
mạnh hạt nhân mới” của Mỹ là chạy đua vũ trang và sự trở lại của nước Nga ở tư
thế một đối thủ chiến lược.
Không chỉ có vậy, Mỹ còn e ngại cả Trung Quốc
khi nước này trỗi dậy như là một đối thủ lợi hại không kém. Thêm vào đó là
chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran . Trong đó Mỹ đặc biệt lo ngại
học thuyết quốc phòng của Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đề xuất sử
dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột cấp vùng để buộc đối phương phải
xuống thang.
Không chỉ các cường quốc hạt nhân, những nước
như Anh, Pháp... cũng có động thái mới. Báo Libération đưa tin dự luật chi tiêu
quân sự của Pháp mới được trình lên chính phủ, trong đó đặc biệt có nội dung
nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của nước này đang làm dấy lên tranh luận xung
quanh về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp. Người ủng hộ thì cho rằng tăng
cường kho vũ khí hạt nhân là “sự bảo đảm cuối cùng cho vị thế của đất nước trên
trường thế giới”.
Còn những ý kiến chống lại thì lập luận vũ khí
nguyên tử có thể bị dùng sai mục đích hay trở nên cực kỳ nguy hiểm khi rơi vào
tay những kẻ khủng bố. Điều quan trọng là một khi tính chất răn đe của vũ khí
hạt nhân không còn ý nghĩa, thì đó là thứ vũ khí hủy diệt thực sự. Chuyên gia Tiphaine de Champschesnel tại Viện
Nghiên cứu chiến lược thuộc Trường Quân sự Pháp nói: “Răn đe hạt nhân luôn có
căn cứ. Việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh đã không thiết lập được một thế giới ổn
định mà trái lại, thế giới đang trở nên ngày càng khó lường”. Trong khi đó, trên báo Le Figaro (Pháp), tác
giả Renaud Girard dấu hiệu “hồi sinh chiến lược vũ khí hạt nhân” đang mạnh hơn
bao giờ hết. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều nước phương Tây nghĩ rằng vũ
khí nguyên tử không còn là vấn đề của các siêu cường và lĩnh vực này sẽ dịch
chuyển sang các cường quốc tầm trung, chủ trương phát triển loại vũ khí này,
như Pakistan, Iran, Triều Tiên...
Châu Âu cũng tạm yên tâm với một loạt hiệp
định kiểm soát, cắt giảm vũ khí hạt nhân, như Hiệp định về lực lượng hạt nhân
tầm trung (IFN), Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược liên lục địa (START)... và
Hiệp định mới về cắt giảm vũ khí chiến lược liên lục địa (NEW START), được
Thượng viện Mỹ phê chuẩn hồi tháng 12-2010. Tuy nhiên, theo Renaud Girard, có
lẽ nhiều người đã quá lạc quan.
Một kiểu “lách luật”?
Vũ khí nguyên tử truyền thống có sức công phá
khủng khiếp không bao giờ được sử dụng trừ phi các bên chấp nhận cái giá là hủy
diệt hoàn toàn. Do vậy, các chiến lược gia của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng cần
phải có vũ khí hạt nhân tầm trung để có thể răn đe và ngăn cản đối thủ tiến
quân trong khu vực, đe dọa trực tiếp các đồng minh của Mỹ với chủ trương thay
thế một số đầu đạn hạt nhân lớn và cực mạnh bằng các đầu đạn nhỏ và có sức công
phá nhỏ hơn, để có thể trang bị cho tàu ngầm, máy bay hoặc các giàn tên lửa đặt
trên đất liền.
Tài liệu của Mỹ cũng đề nghị lắp đặt đầu đạn
hạt nhân có sức công phá nhỏ vào một số tên lửa hành trình trên các tàu chiến
của hải quân Mỹ. Renaud Girard cho rằng tuy gọi là vũ khí hạt nhân loại nhỏ,
sức công phá yếu, nhưng đó chính là bom H, với sức công phá bằng một nửa quả
bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Nagasaki (Nhật Bản) khiến 70.000 người thiệt
mạng.
Nga và Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ muốn tái
khởi động Chiến tranh Lạnh. Chuyên gia hạt nhân Hassan Beheshtipour, một nhà
bình luận chính trị quốc tế người Iran, nói: “Học thuyết hạt nhân mới của Mỹ là
hiểm họa với toàn thế giới và nhân loại. Đây là mong muốn của Mỹ bắt đầu một
cuộc chạy đua vũ trang, trong đó các nước khác sẽ cải thiện khả năng hạt nhân
và kho vũ khí của mình, dẫn đến sự vi phạm cân bằng quốc tế về quyền lực hạt
nhân”.
Để đáp lại chiến lược hạt nhân mới của Mỹ, Nga
cũng đang tích cực tăng cường sức mạnh hạt nhân, dự kiến đến năm 2026 sẽ triển
khai một đơn vị lực lượng hạt nhân với tổng số 8.000 đầu đạn, trong đó vừa bao
gồm đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, vừa bao gồm hàng nghìn đầu đạn hạt nhân với đương
lượng nổ thấp và rất thấp kiểu mới. Cho đến nay, Nga rất chú trọng phát triển
vũ khí hạt nhân chiến thuật, khiến chúng trở thành một lực lượng răn đe khiến
phương Tây không thể xem thường.
Tuy sức sát thương không bằng vũ khí hạt nhân
chiến lược, nhưng có ưu thế vận dụng mức độ tấn công chuẩn xác cao, loại hình
vũ khí đa dạng và hiệu quả sát thương có thể kiểm soát. Theo đánh giá của tình
báo Mỹ, việc Nga tăng cường triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật là biện pháp
“cân bằng” để Nga ứng phó với sự bao vây quân sự bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí
thông thường của NATO đứng đầu là Mỹ.
Theo Hoa Huyền (báo ANTG)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét