Ở Việt Nam hiện nay, sự
xuất hiện của làn sóng thông tin sai lệch, xuyên tạc đang diễn ra và tác động mạnh
mẽ đến nhận thức và hành động của mọi đối tượng xã hội, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Để nhận biết thông tin sai lệch, xuyên tạc, thù địch,
có thể căn cứ vào một số dấu hiệu của thông tin như sau:
Thứ nhất, những
thông tin phản
ánh không chính xác, không trung thực hoặc phản ánh một mặt, một khía cạnh mang
tính phiến diện, một chiều, lệch lạc về sự việc, hiện tượng hay quá trình xã hội.
Sự sai lệch của thông tin xã hội trước hết bắt nguồn
từ quá trình phản ánh của chủ thể. Do đó, thông tin xã hội
không phải bao giờ và lúc nào cùng phản ánh đúng cái khách quan vốn có. Sự phản
ánh các hiện tượng, quá trình xã hội thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể.
Vì vậy, thông tin phụ thuộc vào mục đích của chủ thể. Mỗi chủ thể phản ánh
thông tin xã hội xuất phát từ những nhu cầu, lợi ích mà mình theo đuổi, những
giá trị mà mình hướng tới, có thể cố tình phản ánh những hiện tượng, quá trình
hay quan hệ xã hội theo kiểu “tô hồng, bóp méo” sự kiện. Sự sai lệch trong phản
ánh một cách có chủ đích cũng có thể xảy ra trong việc tạo ra thông tin và đưa
thông tin không chính xác vào hệ thống lưu chuyển thông tin xã hội.
Tuy
nhiên, cũng có thể xảy ra trường hợp thông tin xã hội chỉ phản ánh một mặt, một
mối liên hệ, một khía cạnh của hiện thực xã hội, tách rời nó với chính các yếu
tố hợp thành sự việc, hiện tượng hay quá trình xã hội, tuyệt đối hóa cái được
phản ánh khiến cho thông tin trở nên sai lệch. Loại thông tin này thường xuất
hiện chủ yếu khi chủ thể phản ánh (người thông tin) hạn chế về năng lực, tư duy
lý luận. Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa không cao, chỉ nhìn thấy hiện
tượng mà không thấy bản chất, phản ánh được cái hiện thời mà không thấy tính
quy luật của sự tồn tại sự việc, hiện tượng xã hội.
Sự sai lệch của thông tin xã hội có thể do quá
trình truyền phát, trung chuyển. Thông tin xã hội là kết quả của sự
phản ánh xã hội. Để kết quả phản ánh trở thành thông tin xã hội thì tri thức đó
phải được đưa vào hệ thống lưu chuyển xã hội, tức là khi được truyền từ người
này qua người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quá trình truyền tin,
sự tham gia của các loại hình vật chất (như ngôn ngữ, chữ viết, băng đĩa, tín
hiệu... rất phong phú), do đó, quá trình truyền tin có thể thông tin được giữ
nguyên vẹn, cũng có thể thông tin đã bị thay đổi, méo mó, không còn đúng với
tính chất phản ánh ban đầu. Đây cũng là lý do tồn tại thông tin sai lệch. Ở
phương diện vật chất trong quá trình thông tin, chúng ta có điều kiện vô cùng
thuận lợi của cuộc cách mạng công nghệ đem lại. Song sự hiện đại và phát triển
của công nghệ thông tin không đồng nghĩa với sự đảm bảo tính trung thực hoàn
toàn cho thông tin mà nó chuyển tải, nhất là khi phương tiện đó được điều khiển
bởi con người với các quan hệ phức tạp. Để đến được với đối tượng tiếp nhận,
thông tin xã hội không phải là sự phản ánh một lần, sự phản ánh trực tiếp đối với
các sự việc, hiện tượng hay quá trình xã hội. Trong quá trình lưu chuyển, thông
qua nhiều hệ thống chuyển tải khác nhau, sự phản ánh gián tiếp, phản ảnh qua các
khâu trung gian là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch của thông tin xã hội. Quá
trình trung chuyển, mức độ trung thực, khách quan của thông tin phụ thuộc vào mục
đích, phương thức truyền tin của các cơ quan thông tin. Do vậy, thông tin sai lệch
còn tồn tại bởi yếu tố con người trong công tác thông tin, năng lực, ý chí của
cá nhân và tổ chức các cơ quan thông tin trong xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó,
thông tin xã hội còn có thể bị sai lệch do chính từ đối tượng tiếp nhận. Thông
tin xã hội đem lại những lợi ích tương ứng với nhu cầu của đối tượng tiếp nhận.
Thông tin xã hội không chỉ đơn thuần là tri thức được ghi nhớ trong ý thức mà sự
khác biệt làm nên bản chất của thông tin xã hội là khả năng làm thay đổi nhận
thức, hoàn thiện xúc cảm, tri thức, chi phối hành động của con người. Thông qua
hoạt động thực tiễn, thông tin xã hội là cơ sở của quá trình cải tạo xã hội. Tất
nhiên, sự thay đổi ấy không phải bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp, ngay lập tức và
cụ thể. Cùng một thông tin, mỗi đối tượng (chủ thể) tiếp nhận có cách xử lý, sử
dụng thông tin khác nhau theo nhu cầu, mục đích và những quan điểm riêng biệt.
Vì vậy, thông tin có sự sai lệch so với phản ánh ban đầu cũng có thể xuất hiện
dưới màu sắc chủ quan của đối tượng nhận tin nhưng lại là chủ thể xử lý và tiếp
tục truyền tin trong xã hội.
Hai
là, sự phản ánh của
thông tin không mang tính thời sự, thiếu tính lịch sử, cụ thể, không có tính hệ
thống.
Tính thời sự của thông tin xã hội có thể đưa đến cho con
người những thông báo về những sự kiện mới nhất, cho phép nhận thức đúng đắn, kịp
thời và giúp cho việc giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động xã hội một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Thông tin xã hội tự nó không có giá trị. Giá trị của
thông tin xã hội gắn với tính thời sự và được xác định bởi người tiếp nhận và sử
dụng nó; thể hiện rõ giá trị khi nó đáp ứng nhu cầu, mục đích của chủ thể tiếp
nhận. Cùng một thông tin có thể không giống nhau về giá trị khi xem xét nó ở
góc độ sử dụng cho những mục đích khác nhau. Thông tin được coi là có giá trị
khi có sự hiện diện của chủ thể sử dụng thông tin với những mục đích xác định
mà chủ thể đặt ra cho mình. Mục đích, lợi ích, nhu cầu của chủ thể sử dụng
thông tin chính là dấu ấn chủ quan của thông tin xã hội. Giá trị của thông tin
xã hội không mất đi trong quá trình chuyển giao thông tin. Nếu người này chuyển
thông tin cho người kia thì người giao và người nhận thông tin vẫn còn giá trị
của thông tin đó.
Xét ở
góc độ chủ thể, thông tin sai lệch, xuyên tạc về xã hội được thể hiện như là
quá trình phản ánh cái đã qua, cái lỗi thời của các sự việc, hiện tượng hay quá
trình xã hội. Xã hội vận động không ngừng, những mối quan hệ, những quá trình
xã hội vốn không bao giờ lặp lại hay tồn tại vĩnh viễn. Thông tin là sự phản
ánh cái mới nhất của sự tồn tại. Sự xuất hiện của thông tin sai lệch do không
phản ánh được cái mới, cái hiện thời về bản chất của một hiện tượng xã hội có
nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu lại nằm ở sự lạc hậu trong cập nhật
cái mới nhất về đối tượng.
Xét ở
góc độ đối tượng tiếp nhận, người nhận thông tin không phản ánh cái mới nhất của
xã hội cũng do nhiều nguyên nhân. Kiến thức phông nền của người tiếp nhận thông
tin quá cũ, lạc hậu không đủ để họ tiếp nhận thông tin mới. Ngoài ra, tâm lý
hoài nghi, định kiến khi đánh giá, tiếp nhận và xử lý thông tin cũng làm cho đối
tượng khó có được thông tin mới nhất về đời sống xã hội.
Thông
tin sai lệch do thiếu tính lịch sử cụ thể hiện nay xuất hiện khá nhiều do cả
trình độ của người phản ánh, người tiếp nhận thông tin và do chất lượng của
chính quá trình truyền tin. Trong xã hội, việc sử dụng và tạo ra những thông
tin sai lệch do vi phạm tính lịch sử cụ thể cũng không phải là hiện tượng hiếm
gặp. Bên cạnh đó, sự cố tình tách những phản ánh mang tính lịch sử ra khỏi bối
cảnh của nó cũng là cách thức chống phá khá phổ biến của các thế lực thù địch
trên lĩnh vực tư tưởng lý luận.
Ba
là, thông tin sai lệch
do sự xuyên tạc, bịa đặt nhằm mục đích chống phá của các thế lực thù địch.
Thực tiễn
hiện nay, những thông tin xuyên tạc, bịa đặt do các thế lực thù địch chống phá
nước ta đang xuất hiện với mật độ dày đặc và tốc độ lan truyền nhanh, diện phủ
rộng trong môi trường thông tin xã hội ở nước ta, đặt ra những vấn đề cấp bách
trong nhận diện, đấu tranh chống thông tin xấu độc, chống phá của các thế lực
thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta hiện nay.
Sự phát
triển của đất nước ta đang diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế vô cùng
phức tạp. Các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội, bất mãn chính trị
không ngừng các hoạt động chống phá trên các lĩnh vực với nhiều âm mưu, thủ đoạn
tinh vi, xảo quyệt, nhằm chia rẽ nội bộ, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước và chế độ. Nội dung sự chống phá không mới, song hình thức,
thủ đoạn chống phá thường xuyên thay đổi, sức công phá của thông tin chống phá
này tăng mạnh mẽ hơn. Cách thức thông tin của các thế lực thù địch phổ biến hiện
nay là sử dụng thông tin có thể phản ánh một phần sự thật, từ đó các thế lực
thù địch bịa đặt, xuyên tạc, làm sai lệch thông tin với dụng ý xấu.
Ngoài
ra, còn kể tới hiện tượng thông tin dưới danh nghĩa tự do tư tưởng, dân chủ,
phi chính trị... phản ánh cái nhìn xét lại, công kích những sự kiện lịch sử đã
diễn ra nhằm làm cho mọi người hoang mang, mất niềm tin. Các thế lực thù địch
ra sức xuyên tạc, bịa đặt, cố tình làm
sai lệch chủ trương, phương thức lãnh đạo của Đảng với mục đích giảm niềm tin
trong nhân dân vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Mặt
khác, lợi dụng giá trị của lòng yêu nước trong nhân dân, các thế lực thù địch
thường xuyên xuyên tạc những vấn đề về bảo vệ chủ quyền biển đảo nhằm làm hoang
mang trong nhân dân.
Đối với
quần chúng nhân dân, nhận diện những thông tin xuyên tạc, bịa đật này là không
dễ bởi sự bịa đặt được thực hiện trên cơ sở những dấu hiệu có một phần sự thật,
sau đó là sự lắp ghép, xuyên tạc, bịa đặt nhưng nhưng thông tin đó lại “đánh
trúng” tâm lý tò mò, đánh vào sự hoang mang dao động của một bộ phận nhân dân,
cán bộ, đảng viên.
Hiện
nay, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet và mạng
xã hội để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự
thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với
dụng ý xấu; thông tin chưa được kiểm chứng; sử dụng ngôn từ thô tục, nội dung
phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức,
văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc… Chúng lợi dụng “các khoảng trống thông
tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng, phát tán các tin, bài không
đúng bản chất sự việc, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thủ đoạn
của chúng là triệt để lợi dụng một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến
chất về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thành lập các hội, nhóm... “xã hội dân sự”,
“diễn đàn dân chủ”... sử dụng các website, dịch vụ thư điện tử (e-mail) và các
trang mạng xã hội (Facebook), Zalo (các dịch vụ chat, nhắn tin, hội thoại),
truyền thoại (VoIP), diễn đàn (forum), Twitter, Youtube, MySpace... để đăng tải,
phát tán thông tin xấu độc, phản động.
Cách thức
tiến hành của chúng thường là tổng hợp tin tức từ các báo chính thống, các
thông tin chưa được kiểm chứng để tạo ra sự “khách quan” giả tạo, sau đó cài dần
các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, tăng dần cả về số lượng và cường độ bịa đặt,
bóp méo sự thật, luận điệu sai trái.
Một thủ
đoạn khác của các thế lực thù địch là kích động trào lưu “xét lại lịch sử”, “viết
lại lịch sử”, phủ nhận lịch sử dân tộc, lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Đảng và nhân dân ta; cổ súy, tung
hô các “giá trị” dân chủ phương Tây, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động biểu tình, gây rối,
thực hiện các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” hòng lật đổ chính quyền,
tạo cớ kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta.
Bằng
cách “nhào nặn” thông tin, các đối tượng thù địch còn thiết lập trang mạng mạo
danh các tổ chức, cá nhân, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đăng tải những
thông tin méo mó về đất nước và con người Việt Nam, về các tổ chức và cá nhân.
Các đối tượng xấu cũng lợi dụng những yếu kém trong công tác quản lý, công tác
cán bộ, những sai phạm của một số tổ chức, cá nhân để nói xấu, bôi nhọ, vu cáo,
bịa đặt đối với Đảng, Nhà nước, gây tác động tiêu cực đến dư luận xã hội.
Với các
chiêu trò này, không ít người sử dụng mạng xã hội đã dễ dàng “mắc mưu”, bị dẫn
dắt bởi các thông tin phản động, độc hại; từ đó đã tin theo những luận điệu của
các thế lực thù địch và bị chúng dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo và khống chế, phục vụ
cho mưu đồ của chúng. Nếu chúng ta không kịp thời và mạnh mẽ xử lý, những loại
thông tin độc, xấu trên sẽ công phá nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng, sự tồn
vong của Đảng, sự ổn định và phát triển xã hội Việt Nam hiện nay.
LÊ HẢI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét