Vụ việc cháu bé 6 tuổi tử vong tại
trường tiểu học Gateway là vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian
vừa qua. Hàng trăm bài báo được đăng tải trên các trang báo điện tử, hàng chục
ngàn bài viết được chia sẻ trên các mạng xã hội, cho thấy sự quan tâm của dư
luận xã hội với vụ việc này. Lợi dụng sự quan tâm đó, liên tục các tin đồn thất
thiệt được tung ra, thậm chí có dấu hiệu chính trị hóa vụ án hình sự, nhằm lợi
dụng đó để công kích, bôi nhọ uy tín các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Dạo một vòng facebook, không khó để
nhận ra các bài viết có nội dung như vậy. Trong đó, có bài viết mặc dù không có
chứng cứ xác thực nhưng vẫn khẳng định chắc nịch về nguyên nhân vụ việc như
kiểu “Cháu Long đã chết một cách oan uổng trong lớp học, đầu bị đập vào mép bàn
rồi... chứ không phải là cái hiện trường giả bỏ quên trong xe ô tô như báo chí
chính thống tung hô rồi bao che kẻ xấu. “Biến giúp việc thành kẻ chịu tội thay
thế lực cường hào”. Họ sẵn sàng biến người sống thành người đã chết nhằm tăng
tính mơ hồ, huyễn hoặc cho vụ án này, như kiểu vụ án trong các phim hình sự khi
khẳng định người lái xe trong vụ việc vừa chết không có nguyên nhân rõ ràng.
Trong khi đó, chiều ngày 19/8, Trung tá Trần Văn Hóa, Phó trưởng CAQ Cầu Giấy,
Hà Nội khẳng định: "Cho đến thời điểm này, Cơ quan CSĐT - CAQ Cầu Giấy
chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ gia đình ông Phiến nói về lái xe này như
những thông tin đồn đoán ác ý trên mạng xã hội". Như vậy có thể khẳng định
rõ ràng rằng, việc đưa thông tin về tài xế bị chết là hoàn toàn sai sự thật,
nhằm bịt mắt, dẫn dắt dư luận tin theo các vấn đề xấu.
Thậm chí, một số đối tượng xấu còn
lồng ghép mục đích chính trị, cố gắng giải thích việc cơ quan công an chưa đưa
ra kết luận vì bị “một thế lực cố tình bao che, bịt kín” theo kiểu “đám Mafia
này dùng thêm một thế lực khác để can thiệp MXH nhằm report các bài viết liên
quan đến Gateway, cảnh cáo báo chí không đưa tin về vụ việc để mục đích cho
chìm xuồng”, từ đó, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trong khi cơ quan công an chưa đưa
ra kết luận vụ việc, các bài viết này đều không đưa ra bất cứ chứng cứ nào có
sức thuyết phục, không cần kết quả khám nghiệm tử thi, không cần có lời khai
của những người có liên quan, tất cả đều là phỏng đoán, suy đoán theo kiểu đoán
mò, được các tài khoản mạng xã hội chia sẻ để thu hút dư luận, tăng lượt like,
lượt view cho facebook của mình. Đó chính là hành vi lợi dụng nỗi đau của gia
đình nạn nhân, nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân của mình, thật sự táng tận
lương tâm.
Chính những hành vi tuyên truyền sai
sự thật kia lại ảnh hưởng tới hoạt động điều tra của cơ quan chức năng, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành công an. Sau nhiều vụ việc như vụ cô
gái giao gà bị giết, vụ bé gái bị xâm hại ở Nghệ An, những tưởng những người
dùng mạng sẽ có những bài học về việc tiếp nhận thông tin trên mạng, nhưng đáng
buồn còn một bộ phận không nhỏ những người dùng còn thiếu chuẩn mực, không kiểm
chứng thông tin trước khi chia sẻ.
HỮU ÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét