Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của Quyết Chiến. Trung tâm tin tức KCTĐ. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bạn để Blog ngày càng phát triển. Mọi chi tiết xin gửi về email: dalatdatxanh@gmail.com. Cảm ơn tất cả các bạn

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

NHẬN DIỆN “MA TRẬN” THÔNG TIN VU KHỐNG ĐẢNG, NHÀ NƯỚC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Thời gian gần đây, một thủ đoạn mà các thế lực xấu, thù địch với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thường tiến hành là luôn tìm cách tạo nên các “ma trận” thông tin để đặt điều vu khổng Đảng, Nhà nước. Vì thế, cảnh giác, tỉnh táo đấu tranh với thông tin loại này trở thành một yêu cầu cấp bách trong cuộc đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị.
1. Mục đích và thủ đoạn “ma trận” thông tin
Với mục đích chính là tung ra nhưng thông tin xuyên tạc chống phá Nhà nước ta, các thế lực thù địch đã thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn quen thuộc, chúng luôn quan tâm đổi mới cách thức, thủ đoạn tiến công để tác động vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm, tạo ra “ma trận” về tư tưởng, làm nhụt ý chí, suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, tạo điều kiện để cho hệ tư tưởng tư sản ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đời sống tinh thần của xã hội ta, nhằm đạt tới mục tiêu là xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Chúng đã sử dụng một số phương thức sau để tạo ma trận thông tin chống phá Đảng:
Thứ nhất, viết các “thư ngỏ”, “kiến nghị” gửi các cấp, nhưng thực ra đã đăng tải ở nhiều kênh không chính thống khác và xem đó mới là con đường tán phát chủ yếu. Một cá nhân có ý thức xây dựng, đóng góp với Đảng và Nhà nước thì họ sẽ thể hiện bằng các con đường chính thức như: gửi trực tiếp đến các đồng chí lãnh đạo, phát biểu ở các diễn đần công khai, hợp pháp hoặc trên các mặt báo chính thống,…Thế nhưng, thế lực phản động lại tìm cách tung ra các ý kiến của chúng cho thật nhiều người biết để lôi kéo, tin tưởng vào luận điệu của chúng.
Thứ hai, lấy mạng xã hội, blog, website cá nhân… để tán phát thông tin tiêu cực, đi ngược với chủ trương, đường lối. Sự phát triển của internet đã “tạo điều kiện” cho nhiều người sử dụng làm kênh tán phát quan điểm, ý kiến của mình, dù quan điểm, ý kiến đó không phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. Khi không có cùng mục tiêu, khi phương pháp không phù hợp thì tính chất phản biện không thể hiện rõ, nó có thể là một dạng phản bác, bác bỏ, phản kháng chứ không có tính xây dựng.
Thứ ba, trả lời phỏng vấn của các đài, báo nước ngoài có nội dung xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, thực tế của đất nước. Từ một vài ý kiến được những kẻ “theo đóm ăn tàn” tung hô thì thường được các đài, báo nước ngoài vốn không có thiện cảm với đường lối lãnh đạo của Đảng mời phỏng vấn, viết bài. Qua đó, một lần nữa các ý kiến không phù hợp lại được lan truyền rộng rãi hơn. Đây là điều mà những người này mong muốn, hòng tạo ra cái gọi là “dư luận” để đánh lạc hướng những người thiếu thông tin, làm lung lạc những người không có lập trường vững chắc.
Thứ tư, lợi dụng lịch sử có một số người nêu lên các nội dung mang tính phản biện bằng hình thức công kích, bóp méo sự thật, xét về thực chất việc này không còn ý nghĩa phản biện. Ở một mức độ lập lờ và dễ gây nhầm lẫn hơn, trường hợp này có thể làm những ai cả tin ngộ nhận là người có thái độ phản biện đúng mực nên ủng hộ hoặc nghe theo, thậm chí còn giúp đó tán phát quan điểm đó. Đây là chiêu bài nguy hiểm nếu người tiếp nhận thông tin không có sự thận trọng cần thiết.
Rõ ràng, nếu một mặt phản biện có thể giúp điều chỉnh xã hội từ vi mô tới vĩ mô, thì mặt khác, phản biện là biểu thị cho tính dân chủ của xã hội. Vấn đề là ở chỗ, phản biện phải hướng tới ổn định và phát triển xã hội – con người, không thể chấp nhận phản biện nhằm gây mơ hồ, làm lạc hướng nhận thức chung, tiến công vào nguyên tắc tổ chức và hệ thống chính trị của xã hội. Còn đàng này, những ý kiến có vẻ phản biện này đôi lúc ít nhiều gây ra sự ngộ nhận, nhầm lẫn trong dư luận, khiến một số người hiểu sai về hiện tình đất nước; những ý kiến đó có tính phá hoại hơn là xây dựng.
2. Sự phản biện yếu kém chính là nhân tố tiếp tay cho kẻ địch

Trong “ma trận” thông tin, quan điểm về các vấn đề của xã hội, đất nước, nếu không đủ tỉnh táo, không đủ thông tin và thiếu bản lĩnh chúng ta sẽ dễ cho rằng những ý kiến đó “đáng suy nghĩ”, “có lý”, thậm chí “cần ủng hộ”. Chẳng hạn, với một số thông tin về lãnh tụ, biên giới, chủ quyền biển và hải đảo, quan hệ với một số nước…, vốn có rất nhiều thông tin khác nhau, trong đó có những thông tin sai lệch, phiến diện, có dụng ý xuyên tạc, vẫn được một số người viện dẫn cho sự “phản biện” của mình.
Khi chưa làm rõ được mục đích, động cơ của những người “có vẻ phản biện” thì mỗi người chúng ta nên thận trọng trong việc tiếp nhận, chia sẻ, tán phát, ủng hộ… Trên thực tế, có một số người “cả tin” hoặc “vô tư” đọc rồi truyền tay (đối với các văn bản) hoặc like, share (đối với mạng xã hội), dù không hoàn toàn ủng hộ ý kiến đó, bởi chỉ đơn giản cho rằng đó là một loại ý kiến cần được quan tâm, nghiên cứu.
Điều này là tai hại, vì khi bản thân chưa dứt khoát được rằng loại ý kiến đó đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực và cũng không nên bày tỏ thái độ với nó, không nên góp phần làm thông tin tán phát đến nhiều người khác. Những hành động này gián tiếp tạo điều kiện cho thông tin loang rộng hơn, dễ được người khác hiểu rằng người tán phát đã ủng hộ nó.
Bởi khi bấm “like” một bài viết của ai đó trên mạng xã hội và bình luận ý kiến của mình về vấn đề mà kẻ phản động gây truyền ra chúng ta không những không ngăn chặn được thông tin xấu mà còn vô tình làm “cái loa tuyên truyền” cho kẻ xấu. Do đó, với một số ý kiến có vẻ phản biện, ý thức cảnh giác là không bao giờ thừa.
Với Việt Nam, ngay từ đầu, các thế lực thù địch hoặc thiếu thiện chí đã sử dụng samizdat như một công cụ xâm nhập, tiến công, lung lạc đời sống tinh thần xã hội. Dần dà họ mở rộng phạm vi, không chỉ phát tán một số tác phẩm nghệ thuật có nội dung như Nghị quyết T.Ư 4, khoá XII chỉ rõ là: Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Ðảng; cổ suý cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội.
Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Ðảng. Phát tán tài liệu có tính phản tuyên truyền như: “Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”.
Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai… Hạ thấp, phủ nhận các thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Ðảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Ðảng, Nhà nước.
Cùng với đó, sự phát triển của internet đã cung cấp một phương tiện truyền bá mới thì các thế lực thù địch hoặc thiếu thiện chí. Chúng nhanh chóng tận dụng để phát tán tài liệu xấu qua một số trang mạng, blog, facebook… Mục đích của họ là khuếch tán tài liệu phản tuyên truyền, từ đó len lỏi, thấm dần vào suy nghĩ, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Trong bối cảnh các thế lực thù địch hoặc thiếu thiện chí đang bày ra nhiều âm mưu, tận dụng mọi hình thức chống phá nhằm gia tăng sự tác động của luận điệu xuyên tạc, vu khống, bịa đặt, cổ vũ hành vi chống phá chế độ,… vào đời sống xã hội. Chúng ta cần thực hiện tốt quan điểm được Nghị quyết T.Ư 4, khoá XII xác định: Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách; và để “chống” có hiệu quả.
Nghị quyết chỉ rõ phải: “Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị”. Với hiện tượng lợi dụng “dân chủ, nhân quyền” để phát tán tài liệu vu cáo, vu khống Ðảng và Nhà nước Việt Nam, cần phải chủ động tuyên truyền rộng rãi, dễ hiểu, dễ nắm được bản chất vấn đề để toàn xã hội thống nhất về mục tiêu, định hướng, bước đi,… phát triển đất nước.
Kiên quyết xử lý các cán bộ, đảng viên có hành vi làm tổn hại lợi ích của xã hội, lợi ích của nhân dân. Khách quan và minh bạch trong hoạt động của chính quyền các cấp để củng cố niềm tin của xã hội. Xây dựng sách lược thống nhất, phối hợp chặt chẽ, có khả năng dự báo và lường trước mọi luận điệu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, để vừa làm chủ trận địa truyền thông vừa có đối sách thích hợp, nhanh chóng vạch trần và chứng minh, bác bỏ.
Cơ quan chức năng cần chủ động nắm bắt diễn biến tình hình, nghiêm khắc xử lý mọi hành vi lợi dụng “dân chủ, nhân quyền” để phát tán tài liệu vu cáo, vu khống Ðảng và Nhà nước. Quan trọng hơn, khi chúng ta thực hiện tốt quan điểm “Giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Ðảng; đề cao pháp luật của Nhà nước” như Nghị quyết T.Ư 4 đã khẳng định thì không thế lực thù địch, thiếu thiện chí nào có thể cản trở sự nghiệp phát triển đất nước trên con đường đã được Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn.
HÀ AN
x

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÔNG TÁC KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG LÀ THƯỜNG XUYÊN, NGHIÊM MINH

  Trước sự công khai, minh bạch của Đảng về tình hình kỷ luật cán bộ trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch được đà lớn tiếng đặt điề...

BÀI ĐĂNG TRÊN BLOG