Vừa qua trên trang Facebook Việt Tân, và báo mạng Tiếng dân... Phạm Lê Vương
Các có đăng bài viết: Trí thức đích thực
phải là người khước từ “tính đảng”. Đây là âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà
bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, của các thế lực thù địch chống phá cách
mạng Việt Nam, phá hoại sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bài
viết đăng tải để mỗi chúng ta cùng nhìn nhận thấy “lòng lang, dạ sói” giả nhân,
giả nghĩa của Phạm Lê Vương Các hay nó chỉ mang thân người nhưng suy nghĩ chỉ
như óc con lợn.
Hiểu như thế
nào là tri thức phải có “tính Đảng”.
Tên phản động Phạm Lê Vương Các |
Thứ nhất, Khi nói đến “tính Đảng”, phải là kiên định với lập
trường, quan điểm, tư tưởng, có tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình cao.
Tính chiến đấu ở đây đó là phải đi tiên phong trong đấu tranh không khoan nhượng
với những gì đi ngược lại quy luật của lịch sử, vạch trần tính chất phản động,
giả dối, bịp bợm của kẻ thù dân tộc; bên cạnh đó biểu dương những tấm gương
tiêu biểu trong chiến đấu và lao động để cổ vũ mọi người hăng hái tham gia làm
nhiều việc tốt, ích nước, lợi nhà. Tự phê bình và phê bình đó là bản thân phải
tự kiểm điểm xem mình có ưu, khuyết điểm gì, ưu điểm thì phát huy và khuyết điểm
thì kiên quyết khắc phục; phê bình đó là một trong những cách thức, biện pháp
giúp người khác khắc phục khuyết điểm, phấn đấu vươn lên. Ông cha ta đã có câu
“Nhân vô, thập toàn”, đã là con người, thì ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm,
mà đã có khuyết điểm thì phải tự kiểm điểm và kiên quyết rèn luyện, phấn đấu,
khắc phục.
Thứ hai, thế nào là người trí thức theo
nghĩa đích thực. Luận về kẻ sĩ, ông Nguyễn Công Trứ có câu “Trong vũ
trụ đã đành phận sự, phải có danh mà đối với núi sông”. Chữ “danh” ông nói
ở đây theo nghĩa rộng, vượt khỏi “vòng danh lợi” hạn hẹp và có khi thấp kém,
mà “danh” là sự nghiệp làm nên sử sách, là sự cống hiến cho giang sơn, đất nước.
Vậy một người trí thức nếu không gắn kết
công việc chuyên môn của họ với vận mệnh của đất nước, không quan tâm gì đến số
phận của nhân dân mình mà chỉ biết có sự nghiệp riêng mình, chăm chút riêng cho
tổ ấm gia đình mình hoặc những người trí thức “thức thời” song chán nản trước
thời cuộc, “mũ ni che tai”, thì thì có phải là người trí thức đích thực không?
Thứ ba, lịch sử xã hội loài người cho thấy dân tộc nào, thời đại
nào biết quan tâm đến nhân tố con người, biết bồi dưỡng và sử dụng đúng nhân
tài phụng sự cho lợi ích quốc gia thì dân tộc ấy luôn đứng vững và phát triển.
Nhìn lại chặng đường dài của cách mạng Việt Nam, chúng ta thấy cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất đất nước là thắng
lợi của tinh thần hy sinh anh dũng, của trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh của nhân
dân ta, trong đó có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định: Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc, trong đấu
tranh giành chính quyền cần trí thức, kháng chiến, kiến quốc cần trí thức, tiến
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội càng cần trí thức hơn.
Thứ tư, Kế thừa Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhất quán và kiên trì thực
hiện quan điểm: “Đối với trí thức, phát huy năng lực, trí tuệ, mở rộng
thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài. Khuyến khích các trí thức,
các nhà khoa học phát minh, sáng tạo. Bảo vệ quyền sở hữu, đãi ngộ xứng đáng những
cống hiến của trí thức trong công cuộc phát triển đất nước”. “Phát huy trí tuệ
và năng lực của đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài” là một vấn đề hết sức
quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Điều này không chỉ phản ánh đòi hỏi của sự
nghiệp phát triển đất nước mà còn là sự kế thừa và vận dụng quy luật phát triển
của dân tộc, đã được ông cha ta đúc kết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia,
nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu
rồi xuống thấp”. Để đưa đất nước phát triển đi lên, trước mắt tranh thủ được
những tiến bộ về khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vào nguồn
nhân lực có chất lượng cao, trước hết là sự nỗ lực và trưởng thành của đội ngũ
cán bộ trí thức.
Rõ ràng là một
thủ đoạn mới của chiến lược “diễn biến hòa bình”
Đọc bài “Trí thức
đích thực phải là người khước từ “tính đảng” (https://baotiengdan.com/2018/10/31/tri-thuc-dich-thuc-phai-la-nguoi-khuoc-tu-tinh-dang/)
của Phạm Lê Vương Các, trên trang báo mạng Tiếng dân hoặc các bài viết của hắn trên trang danchuvn.com; mới thấy được cái “giả nhân, giả nghĩa”, một con thú đội
lốt người để chống phá chúng ta về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Và có
thể khẳng định, đây là một thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hoà bình”, mà trọng
tâm là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trên lĩnh văn văn hoá, tư tưởng;
một âm mưu, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, thâm độc của các học giả theo chân chủ
nghĩa đế quốc, mà Việt Tân là một đầu mối.
Xét về nội dung tuy không mới, nhưng về thủ đoạn, cách
thức tiến hành thì chúng có sự điều chỉnh. Nguy hiểm hơn, hoạt động tuyên truyền,
chống phá của các thế lực thù địch tập trung vào đối tượng chủ yếu là thế hệ trẻ,
các doanh nhân, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, học sinh, sinh viên; đi sâu vào
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống - nơi mà trình độ dân trí so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, đời
sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận
diện đúng và chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hành động chống phá của
các thế lực thù địch, và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội
bộ, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng, bản sắc văn hoá của dân tộc./.
VĂN THÂN
x
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét