Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của Quyết Chiến. Trung tâm tin tức KCTĐ. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bạn để Blog ngày càng phát triển. Mọi chi tiết xin gửi về email: dalatdatxanh@gmail.com. Cảm ơn tất cả các bạn

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

THÀNH CÔNG CỦA ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA 2018 VÀ SỰ CÔ ĐỘC CỦA CÁC NƯỚC LỚN


Từ ngày 31/5 đến 3/6 diễn ra Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore. Đối thoại Shangri-La lần này có năm phiên toàn thể với các chủ đề: Vai trò lãnh đạo của Mỹ và các thách thức an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Hạ nhiệt khủng hoảng Triều Tiên; Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á; những khía cạnh mới của chủ nghĩa khủng bố và hoạt động chống khủng bố; Nâng cao chất lượng hợp tác an ninh khu vực. Song song với đó là 6 phiên họp về các chủ đề liên quan chiến lược, an ninh biển, tháo gỡ xung đột trong hợp tác an ninh khu vực…
Toàn cảnh đối thoại Shangri-la lần thứ 17
Cũng như mọi năm Trung Quốc chỉ cử một phái đoàn quân sự cấp thấp, do Trung tướng Hà Lôi (He Lei), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học quân sự của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), dẫn đầu, tham gia sự kiện. Phát biểu tại đối thoại tướng Hà Lôi cho rằng việc triển khai binh sĩ và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là "nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép". Tướng Hà thậm chí còn so sánh việc đưa quân tới các tiền đồn trên Biển Đông cũng giống như việc Trung Quốc triển khai lực lượng đồn trú sau khi tiếp quản Hong Kong năm 1997, nhằm thể hiện cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh trong khu vực.

Như vậy đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai thừa nhận kế hoạch triển khai lực lượng, khí tài tới các đảo tự nhiên và nhân tạo bồi đắp phi pháp thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tuyên bố này của tướng Hà đi ngược lại cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra năm 2015 rằng Bắc Kinh không có kế hoạch lập các căn cứ quân sự ở Biển Đông. Việc Trung Quốc phản bội chính cam kết của mình trong việc không quân sự hóa Biển Đông đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều đại biểu dự diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La, nơi có sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng và quan chức quân sự cấp cao đến từ hơn 40 quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis phát biểu: “Đối với chúng tôi, những vùng biển này là vùng biển quốc tế tự do và mở cửa. Tất cả chúng ta đang nói về một Thái Bình Dương tự do, một châu Á-Thái Bình Dương tự do, một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Tự do có nghĩa là tất cả các quốc gia, lớn hay nhỏ, đều có quyền hoạt động tại các vùng trời và vùng biển quốc tế”. Jim Mattis tuyên bố: “Không một quốc gia nào có thể và nên tìm cách thao túng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương… Chẳng có gì sai khi cạnh tranh, chẳng có gì sai khi có vị trí vững mạnh, song với những gì đã làm ở Biển Đông, Bắc Kinh chắc chắn sẽ lãnh hậu quả”.  
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, bà Florence Parly nói: Dù Pháp không  phải là nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song việc tiến hành các hành động thường xuyên với các đồng minh và bạn hữu góp phần duy trì trật tự tuân theo luật lệ.
Gavin Williamson, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, tuyên bố rằng 3 tàu chiến của Anh sẽ được triển khai tới khu vực trong năm nay nhằm chống lại tác động xấu và duy trì trật tự theo luật lệ. Ông nói: “Chúng tôi phải làm rõ rằng các quốc gia cần tuân theo luật lệ và sẽ có những hậu quả nếu không thực hiện như vậy”. 
Trước sức ép của dư luận quốc tế, các đại diện Trung Quốc tại Diễn đàn cảm nhận bị cô lập. Bên ngoài, họ cố bảo vệ quan điểm Trung Quốc, nhưng việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo, đưa tên lửa và phương tiện gây nhiễu điện từ đối với các máy bay nước ngoài hoạt động tại Biển Đông là không thể biện minh được. Nhất là vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc đã cam kết với Tổng thống Mỹ “không quân sự hóa Trường Sa”.
Đằng sau cánh gà Hội nghị, các đại biểu Trung Quốc phàn nàn họ ở vào thế bất lợi tại Diễn đàn và cảm thấy tiếng nói của họ bị bỏ qua, vì Diễn đàn do phương Tây chi phối, đã tạo nên khác biệt văn hóa. Yao Yunzhu, một tướng về hưu có mặt trong đoàn Trung Quốc, nhận xét “Mỹ đã tạo ra loại ngôn ngữ với các từ ngữ như ‘trật tự dựa trên luật lệ’, ‘tự do hoạt động tại vùng biển và vùng trời’, ‘quân sự hóa’ – một khi nghe những từ ngữ này tự nhiên là nhằm phê phán Trung Quốc”.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tham dự Phiên toàn thể
 thứ nhất của Đối thoại Shangri-La 17.
Sự khác biệt không phải là ở “văn hóa” mà vì hành động có tính khiêu khích của Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế đã đạt tới lằn ranh giới báo động. Những phản ứng gay gắt của dư luận quốc tế về hành xử của Trung Quốc ở Biển đông cũng lý giải tại sao trong khi các nước khác đều cử bộ trưởng quốc phòng hoặc tổng tham mưu trưởng tham dự, trong khi Bắc Kinh hàng năm chỉ cử một đoàn đại biểu cấp thấp tham dự. Việc Trung Quốc chỉ đưa đoàn đại biểu cấp thấp tới Singapore đã tạo ra "cảm giác rằng Bắc Kinh muốn phủ nhận tầm quan trọng của Đối thoại Shangri-La vì họ muốn tạo ra một diễn đàn tương tự của riêng mình". "Nhưng thật không hay nếu bạn chỉ trao đổi với những người cùng chính kiến với bạn", người này nói.
Đoàn Việt Nam tham gia đối thoại lần này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu. Phát biểu tại đối thoại ngày 2/6, với chủ đề “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á,” Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã chỉ ra một thực tế là những thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, trong đó có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, khủng bố… đang hiện hữu một cách rất rõ ràng, đặt khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước những nguy cơ có thực và cận kề. Đối với vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch một lần nữa nhấn mạnh rằng Việt Nam kiên định và ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); vừa là biện pháp xây dựng lòng tin chiến lược giữa ASEAN với Trung Quốc, vừa thể hiện quyết tâm của các nước đóng góp cho một trật tự an ninh khu vực dựa trên luật pháp quốc tế. Việt Nam cho rằng mọi hành động vi phạm chủ quyền của nước khác, quân sự hóa và gia tăng sức mạnh quân sự đều không phù hợp với luật pháp quốc tế, đi ngược lại các cam kết khu vực. Thay vào đó, các bên có liên quan cần thể hiện trách nhiệm trong việc xây dựng một trật tự trên biển, để Biển Đông thật sự là vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu bày tỏ quan điểm
của Việt Nam tại Shangri-la 2018
Trái lại với đoàn Trung Quốc, quan điểm của Việt Nam tại diễn đàn được cộng đồng quốc tế ủng hộ và đánh giá cao. Trong các cuộc tiếp xúc song phương các nước tham gia đối thoại đều ủng hộ quan điểm của Việt Nam về chủ quyền và an ninh trong khu vực, nhất là vấn đề giải quyết các tranh chấp trên biển Đông. Đồng thời các nước cũng cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông.
Từ những diễn biến của đối thoại Shangri-la 2018 cho thấy: Mỗi quốc gia có chủ quyền đều có đường lối, chính sách của riêng mình. Như trong quan hệ quốc tế mỗi quốc gia phải hành xử theo luật pháp và chuẩn mực đã được thừa nhận. Mọi hành động đơn phương đi ngược luật pháp quốc tế luôn bị lên án. Dù cho đó là một nước lớn, có vai trò chi phối trong khu vực và trên thế giới.
HÀ AN (Theo Hoàng Tình – báo ĐTDC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÔNG TÁC KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG LÀ THƯỜNG XUYÊN, NGHIÊM MINH

  Trước sự công khai, minh bạch của Đảng về tình hình kỷ luật cán bộ trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch được đà lớn tiếng đặt điề...

BÀI ĐĂNG TRÊN BLOG