Vấn đề
nhân quyền không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, luôn là
“cái cớ” cho sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của chính quyền Mỹ đối với các
nước độc lập có chủ quyền khi không phải là đồng minh của Mỹ. Phải chăng, bộ
mặt thật “giá trị nhân quyền” của Mỹ đã không còn dùng “vải sô che mắt thánh”
được nữa.
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết về Jerusalem có 128 thành viên phản đối Mỹ |
Mới đây, trong buổi đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 22
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa diễn ra tuần trước tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ
tiếp tục nêu quan ngại về tình trạng nhân quyền Việt Nam. Ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ thuộc văn phòng
phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động đã cho rằng:
“Chúng tôi (Bộ Ngoại
giao Mỹ) cho rằng đã có sự gia tăng bắt bớ và đàn áp đối với những người thực
hiện các quyền cơ bản. Chúng tôi đã nêu ra quan ngại về vấn đề này. Chúng tôi
cũng nêu quan ngại về những bản án nặng nề mà những người này phải chịu.” và
sau đó, ông ta có nêu 2 trường hợp “đặc biệt” mà phía Mỹ lưu tâm đó là Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) và Nguyễn Văn Đài) như điển hình về các “tù
nhân lương tâm” ở Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, mặc
dù việc đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tiến hành thường
xuyên, tuy nhiên, phía Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa có cái nhìn khách quan, toàn
diện về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và hoạt động của đám phản động núp dưới
danh nghĩa “nhà đấu tranh độc lập”, “Nhà đấu tranh về dân chủ, nhân quyền” như
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Đài. Với việc đưa ra yêu cầu thả các đối
tượng này cho thấy về thực chất, Bộ Ngoại giao Mỹ không thừa nhận sự tiến bộ
trong việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam và muốn sử dụng các đối tượng mà
phía Mỹ coi là “tù nhân lương tâm” như chiêu bài về dân chủ, nhân quyền để gây
sức ép chính trị với Việt Nam.
Đại diện Mỹ bỏ đi khi Liên Hợp Quốc bàn về vấn đề giết hại dân thường Palestine |
Để thấy rõ vấn đề này,
chúng ta hãy xem cách Mỹ hành xử về vấn đề nhân quyền tại Trung Đông, mà cụ thể
là liên quan tới cái chết của 43 dân thường Palestine, trong đó có hàng chục
phụ nữ và trẻ em trong ngày khai trương đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem (14/5/2018). Khi cuộc họp khẩn cấp
của Hội đồng bảo an về tình hình Gaza và vụ đàn áp man rợ của lực lượng Israel,
trong lúc trưởng đoàn Palestine thống thiết kêu gọi các nước thường trực hãy
lên tiếng vì một cuộc điều tra tội ác, bà Nikki, đại diện của Hoa Kỳ đã bỏ ra
ngoài sau đó, bỏ phiếu chống lại dự thảo lên án Israel của các nước tham dự.
Hành động trên cho thấy sự tiếp tay của chính quyền Mỹ mà trực tiếp là Bộ Ngoại
giao Mỹ đối với hành vi giết hại dân thường của quân đội Israel – một
hành vi vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, theo cách nói của Mỹ đối với các nước
không phải là đồng minh của Mỹ.
Hà An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét