"Mùa xuân Ả rập" là cách gọi được "gán nhãn" cho các cuộc biểu tình của quần chúng đã và đang diễn ra tại các quốc gia hồi giáo ở Trung Đông như: Ai Cập, Syria, Libya, Yemen, Bahrein... mà điểm khởi đầu từ Tunisia. Đến nay "Mùa xuân Ả rập" đã lan rộng và đang trở thành tâm điểm tại Iran. Phải chăng đó là các "cuộc cách mạng" của dân chúng hay đã có sự can thiệp ngay từ đầu của Mỹ và phương Tây?
Khởi nguồn của "Mùa xuân Ả rập".
Nguyên Tổng thống Mỹ Obama; Tổng thống Syria al-Assad và Tổng thống Mỹ Trump |
Đầu năm 2009, ông Barack Obama trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Đây không đơn thuần chỉ là một sự thay đổi màu da, mà thực sự là khởi đầu của những toan tính vĩ đại mà ông Obama ấp ủ. Ông Obama muốn thay đổi đường lối đối ngoại của Mỹ theo hướng tích cực sao cho khác hẳn với những gì mà thế giới đã mặc định khi nói về nước Mỹ. Đồng thời,Obama cũng công khai muốn chấm dứt sự ác cảm của thế giới và người Ả Rập đối với vai trò của “đế quốc Mỹ” ở Trung Đông. Ông cam kết rút hoàn toàn khỏi Iraq vào cuối năm 2011 và lời hứa này đã được thực thi nhanh chóng đến mức buổi lễ cuốn cờ ngày 20-12-2011 tại Baghdad chỉ còn có tính chất tượng trưng, bởi toàn bộ lính Mỹ đã về nước từ nhiều tháng trước!
Tuy nhiên, Trung Đông bí ẩn, nóng bỏng hơi dầu lửa và đậm đặc chất Hồi giáo không đơn giản thuận theo thiện chí nhiệt huyết của vị tổng thống Mỹ da màu.
Đầu năm 2011, châm ngòi cho tên gọi "Mùa xuân Ả Rập" được khởi nguồn từ Tunisia. Khi đó, một thanh niên bán hàng rong đã tự thiêu tại Sidi Bouzid để phản đối cảnh sát tịch thu hàng của anh, và ngay sau đó, các cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng đã nổ ra. Ngày 14/01/2011, tổng thống Ben Ali sau 23 năm cầm quyền phải bỏ trốn trước sức ép của người dân. Và cũng chính sự bỏ trốn của tổng thống Ben Ali nên Tunisia là quốc gia hồi giáo duy nhất khi đó không có khủng bố.
Biểu tình tại Tunisia tháng 01/2011 |
Ngay hôm sau, ngày 15/02/2011, tới lượt người dân Libya vùng dậy chống chế độ của Tổng thống Mouammar Kadhafi. Từ ngày 19/03/2011, được Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh nên NATO đã dùng không quân oanh tạc triệt hạ quân đội của Qaddafi, tạo điều kiện quyết định cho các nhóm vũ trang nổi dậy đạt được mục đích lật đổ chính quyền. Sau khi chính thể Qaddafi bị xóa sổ, Libya liền chìm vào cuộc tranh giành giữa các nhóm vũ trang đủ màu sắc nhân danh “cách mạng”.
Đúng một
tháng sau sự kiện tại Libya ,
tới lượt Tổng thống Syria
phải đối mặt với các cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng tổng thống al-Assad và chính quyền của ông đã thẳng tay đàn áp làm hơn 2000 người chết. (Và cũng chính hành động trấn áp này đã trở thành tâm điểm dẫn đến sự can thiệp của Mỹ và phương Tây vào Syria sau này).
Biểu tình rầm rộ ở Yemen tháng 02/2012 |
Như vậy, sự kiện “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra với đủ mọi yếu tố dị thường
khiến không chỉ chính quyền Mỹ do Obama đứng đầu bất ngờ và lúng túng, mà toàn
bộ các nước lớn đều ngỡ ngàng. Mọi phân tích ban đầu về thế lực nào lãnh đạo và
điều phối cuộc nổi dậy này đều không chính xác. Obama cũng như các lãnh tụ
phương Tây khác khi ấy đều lo sợ Trung Đông “vỡ trận” khi diễn biến cuộc phản
kháng xã hội dâng lên quá sức tưởng tượng, trên một diện rộng khó bề kiểm soát.
Mọi phản ứng của Mỹ và phương Tây khi ấy tập trung tác động gây áp lực buộc
lãnh đạo ở các quốc gia biến động phải từ chức để cứu vãn tình hình. Nhưng khi
Ben Ali rồi Mubarak và Qaddafi... bị loại bỏ rồi thì tình hình ở Trung Đông vẫn rất hỗn loạn.
Libia, Syria sau khi có Mùa xuân Arập |
Lúc này, Mỹ và phương Tây nhận ra rằng cái gọi là “Mùa xuân Ả Rập” không
có thế lực chính trị nào tại Trung Đông chủ xướng và chỉ huy. Ở các quốc gia
biến động, không có cá nhân hay tổ chức chính trị nào đủ sức điều phối nhà nước
và xã hội sau khi tất cả đã tan tành bởi “cách mạng”! Từ trong sự hỗn loạn ấy,
các thế lực Hồi giáo cực đoan nổi lên nhờ hệ thống tổ chức tôn giáo truyền
thống, nền tảng quần chúng giáo dân rộng rãi và môi trường xã hội lạc hậu. Nguy
cơ Hồi giáo cực đoan trỗi dậy hiển hiện rõ ràng và bắt đầu hoành hành dưới cái tên Nhà nước Hồi giáo (IS).
Chính sự Syria và sự can thiệp của Mỹ và phương Tây
Khi các cuộc biểu tình ôn hòa bắt đầu diễn ra ở Syria. Tổng thống al-Assad đã rút kinh nghiệm từ các nước
láng giềng bị sụp đổ. Ông thực thi một chính sách trấn áp quyết liệt chống mọi
hành động phản kháng.
Đường lối này của al-Assad không được Mỹ và phương Tây hài lòng,
nhưng tổng thống Obama không muốn có một Libya
nữa tại Syria . Suốt cả năm 2011 và nửa đầu năm 2012, chính quyền Mỹ chỉ kêu gọi
al-Assad “rút kinh nghiệm” từ các nước láng giềng để tự cải cách, mở rộng dân
chủ, đáp ứng “nguyện vọng chính đáng của nhân dân Syria”; nhằm không để nước
này trở thành “quốc gia thất bại” như Libya.
Mặc dù vậy, các cuộc xung đột tại Syria vẫn liên tục diễn ra căng thẳng và đã phát triển đến mức bắt đầu nội chiến. Chính quyền Mỹ buộc phải ngừng hoạt động đại sứ quán và tuyên bố al-Assad “đã mất địa vị chính đáng” để cầm
quyền tại Syria . Từ đó, chính quyền Mỹ công khai ủng hộ phe đối lập Syria và tổng thống Obama
thường xuyên nhắc lại lập trường chính trị đòi al-Assad “phải ra đi”, nhường
chỗ cho một giải pháp chính trị “không có al-Assad”!
Cho dù ủng hộ phe đối lập, nhưng chính quyền Mỹ cũng dự đoán tính phức tạp của các lực
lượng đối lập Syria, cả chính trị và vũ trang; bởi các khi đó thế lực Hồi giáo cực
đoan ngày càng lớn mạnh và đã lấn lướt trong các cơ chế
lãnh đạo của các nhóm đối lập do Mỹ ủng hộ. Chính vì thế Mỹ cùng các đồng minh phương Tây ra sức tìm mọi cách ngăn cản sự
khuynh đảo của thế lực Hồi giáo cực đoan trong lực lượng đối lập ở Syria, nhất là trong
cơ chế “Liên minh đối lập Syria” được thành lập tại Doha (Qatar) vào tháng
11-2012.
Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây đã không nghĩ tới là: đằng sau cuộc tranh chấp tại Syria không đơn thuần chỉ có chính
quyền và phe đối lập. Vì từ năm 2012, các thế lực ở khu vực tranh chấp nhau đã nhúng tay
vào cuộc nội chiến này để biến nó thành một cuộc tỉ thí ngầm giữa một bên là
dòng Hồi giáo Sunni và bên kia là dòng Hồi giáo Shiite.
Các nhóm Hồi giáo Sunni được các đại diện chống lưng là: Thổ Nhĩ
Kỳ, Saudi Arabia và các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh. Còn chính quyền Syria
được Iran
hỗ trợ hết mình. Cuộc nội chiến càng kéo dài, càng khốc liệt thì Syria càng trở
thành mảnh đất màu mỡ cho các phần tử thánh chiến.
Người theo dòng Sunni từ bốn phương kéo vào nhờ sự tiếp tay của
Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia, giương khẩu hiệu “chống Iran - Shiite xâm lược
Syria”. Ngược lại, mỗi khi chính quyền al-Assad rơi vào tình thế “đuối
sức”, thì Iran lại đưa vào Syria các nhóm dân binh Shiite đa sắc tộc để ứng
cứu. Điển hình nhất là dòng Hezbullah Liban ồ ạt
kéo vào Syria từ đầu năm 2014.
Cũng từ môi trường tỉ thí giữa hai dòng Hồi
giáo, mà lực lượng khủng bố kéo vào Syria và sự ra đời của lực lượng Nhà nước Hồi
giáo (IS) năm 2014. Đến chính ngay cả Mỹ và phương Tây mặc dù có lường trước nhưng cũng không tiên liệu được sự phát triển nhanh của lực lượng này. Đây là một sự kiện làm cả thế giới đau đầu.
Biến động chính trị ở Iran, biến thể của "Mùa xuân Ả rập"
Cả biểu tình phản đối lẫn ủng hộ chính phủ đều diễn ra ở Tehran |
Mới đây, làn sóng biểu tình
chống Chính phủ bất ngờ bùng phát ở Cộng hòa Hồi giáo I-ran. Về thực chất, chỉ là một
biến thể khác của “Mùa xuân A-rập” đã từng “quét” qua nhiều nước trong khu vực Trung Đông, mà mục đích xuyên suốt là nhằm lật đổ chính quyền hiện thời ở
Tê-hê-ran và thiết lập một chính quyền mới, đáp ứng các lợi ích của Mỹ và
phương Tây.
Thông qua các cuộc biểu tình, các phần tử cực đoan
được các cơ quan tình báo nước ngoài đào tạo đã trà trộn vào dòng người biểu
tình, sử dụng súng bắn tỉa sát hại dân thường và đổ vấy cho các lực lượng bảo
vệ pháp luật của chính quyền gây ra để dễ bề can thiệp từ bên ngoài. Kịch bản
này khá điển hình và lặp lại y nguyên từ “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập, Li-bi,
Xy-ri và “cuộc cách mạng phẩm giá” ở U-crai-na - những nơi có sự can thiệp trực
tiếp của các cơ quan tình báo phương Tây.
Tuy nhiên, kịch bản trên đã
không diễn ra theo đúng ý đồ Mỹ và phương Tây. Mặc dù cuộc biểu tình
có màu sắc chính trị, diễn ra rầm rộ, nhưng trong tâm tư những người biểu tình
và kể cả phe đối lập cũng không muốn đất nước mình rơi vào thảm cảnh như
Y-ê-men, Li-bi, Xy-ri, v.v.
Cùng với đó, rút kinh
nghiệm từ thất bại của chính quyền các nước trải qua “Mùa xuân Ả rập”, như:
Tuy-ni-di, Ai Cập, Li-bi và U-crai-na trong cuộc “cách mạng phẩm giá”... chính
quyền Te-he-ran đã áp dụng chiến thuật “nhu kết hợp với cương” để đối phó với lực
lượng biểu tình. Theo đó, chính quyền Tê-hê-ran tuyên bố: người dân có quyền
biểu tình để thể hiện chính kiến về các yêu cầu chính đáng của họ đối với Chính
phủ. Đồng thời, kiên quyết trấn áp những kẻ có hành động bạo loạn, gây rối,…
trái pháp luật. Mặt khác, kết hợp với khuyến khích các cuộc mít-tinh rộng khắp ủng hộ
Chính phủ. Chiến thuật kết hợp “nhu” với “cương”, lấy yếu tố tích cực khống chế
các yếu tố tiêu cực đã giúp Chính phủ của Tổng thống H. Ru-ha-ni đánh sập mưu
toan tiến hành kịch bản “Mùa xuân Ả rập” ở I-ran.
Hà An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét