Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của Quyết Chiến. Trung tâm tin tức KCTĐ. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bạn để Blog ngày càng phát triển. Mọi chi tiết xin gửi về email: dalatdatxanh@gmail.com. Cảm ơn tất cả các bạn

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

CHUYỆN CÔ GIÁO Ở LONG AN BỊ PHỤ HUYNH BẮT QUỲ GỐI - HÀNH VI LÀM BĂNG HOẠI GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

Vụ việc một số phụ huynh được cho là ép giáo viên phải quỳ gối tại một trường tiểu học ở Bến Lức, Long An vừa qua đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Cách hành xử đó không chỉ làm tổn thương đến những người thầy mà đã tổn thương cả xã hội.

Chuyện cô giáo Nhung của trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức tỉnh Long An, bị những vị phụ huynh bắt ép phải quỳ gối xin lỗi vì kỷ luật học sinh là con của họ chỉ để thỏa mãn cho cái “tôi” đã cho thấy sự sa sút trong đạo đức xã hội đã đến mức nghiêm trọng. Khi đầu gối cô giáo chạm đất, truyền thống "tôn sư trọng đạo" cũng không còn. 
Trường Tiểu học Bình Chánh, nơi xảy ra vụ việc

Sự việc được đăng tải trên các báo gần đây cho thấy, lỗi thuộc về cả hai phía:

Về phía cô giáo, có thể thấy hình thức phạt quỳ không được quy định trong các quy chế, quy định ngành dọc. Đây là sự “sáng tạo” không được phép của cô giáo, vì hành động này tác động lên thân thể học sinh, gây ra những mệt mỏi, căng thẳng, ức chế tâm lý, chán học trong trẻ. Mục tiêu “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” không đạt được qua những hình phạt thiếu tính sư phạm này. Tuy nhiên, có thể thấy việc làm của cô giáo trong trường hợp này, xuất phát từ trách nhiệm trước công việc, mong muốn duy trì kỷ luật lớp bằng các biện pháp chế tài cứng rắn. Việc bắt học trò quỳ có mục đích làm trẻ ngoan hơn, chứ không có mục đích xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm của các cháu.
Hơn nữa, trong tư duy dạy trò truyền thống ngàn đời nay của người Việt, việc thầy đồ dùng roi vọt dạy trò trở thành biểu tượng của giáo dục Nho giáo. Cha mẹ tin tưởng, gửi con, phó thác sự học của con cho thầy, thầy được làm mọi việc để trò ngoan hơn, giỏi hơn. Bởi vậy, tôi cũng không quá khắt khe khi lên án cô giáo qua hành động vừa rồi, mặc dù thấy rõ cô đã thiếu kiềm chế và chưa khéo léo vận dụng kỹ năng sư phạm. Đây là bài học nghề nghiệp đáng nhớ đối với cô giáo đó nói riêng và ngành sư phạm nói chung.

- Đối với vị phụ huynh được cho là đã gây áp lực, bắt cô giáo phải quỳ gối mới bỏ qua lỗi. Đây là hành vi cần được lên án, bởi hành động ép buộc giáo viên của con mình quỳ gối trước mặt nhiều người, là hành động xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, tư cách nghề nghiệp của người giáo viên.
 Ép buộc một giáo viên quỳ gối trước mặt các học sinh, trước phụ huynh và các giáo viên khác là biểu hiện cao độ của thói ngạo mạn, ngông cuồng và vô văn hóa, đặt cái tôi lên trên mọi chuẩn mực văn hóa, đạo đức xã hội. Hành vi ép cô giáo đến mức phải quỳ thì mới tha của phụ huynh, báo hiệu sự băng hoại đạo đức đã tới mức thê thảm. Hành vi đó không chỉ xúc phạm đến cá nhân cô giáo, mà nghiêm trọng hơn là làm nhục nghề thầy, chạm vào dây thần kinh nhạy cảm nhất của nghề trồng người, đó là mong muốn được tôn trọng. Hành vi đó đã có dấu hiệu của tội “làm nhục người khác”, quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự năm 2015, cần phải được khởi tố.

Chúng ta thử đặt bốn câu hỏi, cũng là bốn giả thuyết để nhiều giáo viên, cũng như nhiều phụ huynh khi chứng kiến về sự việc cô giáo phải quỳ gối xin lỗi trước phụ huynh và đồng nghiệp của trường:
- Theo bạn, điều gì đảm bảo sau khi chứng kiến cô giáo phải quỳ gối trước phụ huynh, mà em học sinh đó sẽ không tiếp tục phạm lỗi?
- Liệu sau khi đã bắt cô giáo ấy phải quỳ gối xin lỗi, nhóm phụ huynh này sẽ không tiếp tục bắt các thầy cô giáo khác phải quỳ gối vì đã dám thẳng thắn phạt con mình?
- Bạn có nghĩ, sau khi cô giáo quỳ gối, các em học sinh không liên minh lại với nhau về nhà “mách” cha mẹ để cha mẹ lại đến trường “xử lý” thầy cô giáo?
- Và có điều gì đảm bảo, về sau khi ở nhà trong số phụ huynh này lại không phải “quỳ gối” trước con cái mình?

Thế giới quanh chúng ta đã và đang thay đổi. Quan điểm giáo dục cũng đang được thay đổi, tất nhiên vị thế cũng như cách ứng xử với người thầy đang được thay đổi từng ngày cho phù hợp thời cuộc. Phải chăng vì thế, đã có những phụ huynh không còn tôn vinh người thầy; không còn "tôn sư trọng đạo" vì hình ảnh người thầy cũng không bắt buộc phải trở thành “vị thánh” toàn năng, toàn tài gánh trên vai tương lai của thế hệ trẻ./.

Hà An


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÔNG TÁC KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG LÀ THƯỜNG XUYÊN, NGHIÊM MINH

  Trước sự công khai, minh bạch của Đảng về tình hình kỷ luật cán bộ trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch được đà lớn tiếng đặt điề...

BÀI ĐĂNG TRÊN BLOG