Tràn lan trang web giả mạo, hoạt động 'chui' chuyên tung tin đồn nhảm
Theo khảo sát của PV VTC News,
hiện nay, trên Internet tồn tại song song với các tờ báo điện tử chính
thống được cấp phép, quản lý và hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích
được quy định trong Luật Báo chí, là hàng ngàn những trang tin, trang
web hoạt động “chui” có dấu hiệu mạo danh, lừa đảo, ăn cắp thông tin để hoạt động và thực hiện nhiều mục đích khác nhau.
Nhiều website
tự động cập nhật, ăn cắp thông thông tin, bài viết, ăn cắp chất xám từ
các trang báo chính thống về đăng tải thu hút lượng người đọc rất lớn và
kiếm lợi từ Google AdSense, quảng cáo và thương mại điện tử.
Với việc tạo ra
những website giả mạo, ăn cắp thông tin tự động như: Autoxe.net,
Tokhoe.com, Vietgiatri.net, Xaluan.net… hoạt động chui trên internet,
các “ông chủ” đứng đằng sau chỉ cần sử dụng công nghệ, đào tạo một đội
ngũ chuyên nghiệp đi câu like, câu view bằng những tin đồn thất thiệt,
gây sốc cho công chúng… Từ đó, chúng
tạo ra lượng tương tác, truy cập rất lớn cho trang web của mình, rồi ăn
tiền quảng cáo của Google, Facebook và bán quảng cáo như các trang báo
chính thống.
Nguy hiểm hơn,
có nhiều trang web còn mạo danh các tờ báo chính thống một cách trắng
trợn như: phapluatso.net (mạo danh báo Đời sống và Pháp luật),
Phapluat.news (mạo danh Sở Tư pháp Hà Nội), tuuyensinhsupham, supham.tv,
kenhphunu.org, kenhnamgioinet, baovietkieu.info, laodong24h.org,
santinhay.net, tokhoe.org, duhoc.tv, trithucvn.net, kenhphunumoi,...
Thậm chí, có cả
những trang web mạo danh các vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tự động
lấy lại thông tin từ báo chính thông, tung các thông tin thất thiệt
không được kiểm chứng, đăng tải cả những tin bịa đặt giật gân thu hút
hàng triệu lượt người xem...
Từ thực tế cho
thấy, những website giả mạo kể trên có lượng tương tác rất lớn từ người
đọc. Một số trang web giả mạo được xây dựng một cách bài bản, chuyên
nghiệp không khác gì một tờ báo/trang tin trong nước để đánh lừa độc
giả. Hầu hết website
này được xây dựng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cung cấp thông tin đa
dạng, nhiều thông tin gây sốc, giật gân, nhiều hình ảnh minh họa, cập
nhật liên tục,... Thậm chí, độc giả đọc thông tin trên đó còn không phân
biệt được đó là trang tin mạo danh mà ngỡ rằng đó là báo điện tử.
Theo bảng xếp
của một số trang đánh giá xếp hạng website uy tín thì một số trang web
mạo danh có lượng tương tác rất lớn, thậm chí lên tới hàng triệu lượt
người xem mỗi ngày. Đây là hệ lụy
cực kỳ nguy hiểm, vì theo đó, những thông tin sai, thông tin ăn cắp bản
quyền, tin tức đồn nhảm không kiểm chứng, thông tin phản động bị lan
truyền nhanh chóng khó kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh
mạng, an ninh thông tin ở Việt Nam. Ngoài ra, cũng
nhờ đó, các “ông chủ” đứng sau những website này còn nhận được tiền tỷ
từ quảng cáo Google, kinh doanh quảng cáo online… và nhiều nguồn thu
khác trái pháp luật.
Theo tìm hiểu của PV VTC News,
một fanpage có tên là “Pho” đang quảng bá, lăng xê cho rất nhiều trang
web hoạt động chui tại Việt Nam như: Baomoine.com, tinquahay.com,
haysongthat.com, songkhoe.tips,... Fanpage này có
tới gần 8 triệu lượt thích; 7,7 triệu lượt đăng ký theo dõi. Đặc biệt,
Fanpage “Pho” được dấu tích xanh của Facebook đăng ký “chính chủ” một
Vlog khá nổi tiếng tại Việt Nam.
Nghiêm trọng
hơn, việc các trang web mạo danh, hoạt động chui được xây dựng dựa trên
các mô hình như một tờ báo chính thống tại Việt Nam tiềm ẩn nguy hiểm
cho xã hội. Nhiều website giả mạo, tung tin đồn nhảm, làm ảnh hưởng tới
uy tín, danh dự không chỉ một cá nhân mà còn một tập thể lớn.
Rất nhiều trang
web giả mạo thuộc dạng tung tin đồn nhảm, những câu chuyện gây sốc
không có thật để tạo ra lượng tương tác từ độc giả. Các thông tin
như “sốc, sến” như: Bố chồng ngoại tình với con dâu, mẹ chồng yêu ông
hàng xóm, chị dâu tử tự vì mẹ chồng khắc nghiệt,... luôn là mô-tuýp
chung của dạng này. Chưa dừng lại tại đó, nhiều trang web còn hướng mũi
tấn công tới những nhân vật cụ thể, tạo ra các tin đồn vô căn cứ.
Gần đây nhất,
một trang web mạo danh cơ quan thuộc Sở Tư pháp Hà Nội đăng tin "Cấm tất
cả công chức Hà Nội đổ xăng tại trạm xăng của Nhật" gây chấn động và
xôn xao dư luận. Bài viết này
sau đó còn được share rất nhiều trên mạng xã hội facebook gây chấn động
mạnh. Ngay sau đó, cơ quan quản lý đã phải lên tiếng làm phủ nhận và làm
rõ thông tin thất thiệt trên. Nhưng qua đó, có thể thấy, hệ lụy mà nó
để lại không hề nhỏ.
Website giả mạo đính kèm virus “độc” ăn cắp thông tin, tài sản của người dùng
Dạng trang web
giả mạo thứ hai khá thường gặp ở nước ta được nhái thiết kế của các
doanh nghiệp, tập đoàn lớn, người nổi tiếng tại Việt Nam. Với hình thức,
nội dung gần như giống hệt, những website này đánh lừa người xem cấy
vào các đường dẫn rất nhiều virus “độc”.
Khi người dùng
internet truy cập vào virus sẽ thâm nhập vào máy tính cá nhân, ăn cắp dữ
liệu, đánh cắp thông tin cá nhân của người sử dụng, thậm chí đánh cắp
tài khoản ngân hàng, tự động rút tiền trong tài khoản một cách tinh vi
khó lường.
Đặc biệt là
ngành ngân hàng, có rất nhiều “kẻ mạo danh” như vpbankvn.top,
Tpbankphamhung.com, Vpbank.top, argibankhn.com, techcombankvn.com,...
Bất chấp câu
khách, gây sự chú ý, sẵn sàng sử dụng những thông tin giả mạo đánh đúng
vào tâm lý tò mò của người Việt, các website lừa đảo dạng này mọc lên
như nấm.
Rất nhiều người
“dính” vào bẫy của những kẻ lừa đảo. Điều đó khiến nhiều người dân phải
mất tiền oan cho chúng, ít thì dăm ba triệu, nhiều thì lên tới cả chục
tỷ đồng. Nhưng mất rồi còn không biết gọi ai, kêu ai để đòi…
Theo anh Trung
Nguyễn, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, rất khó có
thể tìm ra những đối tượng đứng đằng sau những website giả mạo. “Các đối tượng
tạo ra các website giả mạo ít nhiều cũng biết về công nghệ thông tin,
chúng xây dựng website một cách bài bản, chuyên nghiệp để đánh lừa một
bộ phận người dân kém hiểu biết”, anh Trung nói.
Về mặt kỹ
thuật, các trang web trên đều có địa chỉ mạng ở nước ngoài, máy chủ lưu
trữ thông tin cũng đang đặt ở nước ngoài, có chức năng giấu chủ sở hữu
tên miền.
“Tất nhiên, các
đối tượng này không bao giờ mua tên miền tại Việt Nam hay đặt máy chủ
tại Việt Nam. Chúng sẽ đưa sang một số quốc gia khác để ẩn danh và đánh
lạc hướng cơ quan chức năng trong nước. Một khi xảy ra vụ việc, chỉ cần
delete là xong”, vị chuyên gia cho biết thêm.
(Theo Việt Vũ - báo VTC News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét