Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của Quyết Chiến. Trung tâm tin tức KCTĐ. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bạn để Blog ngày càng phát triển. Mọi chi tiết xin gửi về email: dalatdatxanh@gmail.com. Cảm ơn tất cả các bạn

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

CẢNH GIÁC VỚI HÀNH VI CỦA TRẦN ĐÌNH SANG KHI ĐĂNG TẢI CÁC VIDEO TRÊN MẠNG

Cư dân mạng đã trở nên quen thuộc với địa chỉ “Trần Đình Sang và những người bạn” trên trang mạng xã hội Facebook với 8.575 lượt người thích và 10.819 người theo dõi. Đây là một người chuyên đăng tải những hình ảnh, video clip để gây rối và hạ uy tín của lực lượng Công an trên toàn quốc trong đó có Công an Hòa Bình.


Vậy hành vi và thủ đoạn hoạt động của Trần Đình Sang này diễn ra như thế nào?

Gần đây nhất trong 2 ngày 25 và 26-1-2018, Trần Đình Sang, sinh năm 1980, trú tại tổ 40, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã có những hành vi gây rối trật tự tại trụ sở Công an tỉnh Hòa Bình, đồng thời liên tục quay, phát trực tiếp hình ảnh lên mạng xã hội với nhiều lời lẽ xuyên tạc không đúng sự thật nhằm xúc phạm lực lượng chức năng Công an tỉnh.

Vụ việc bắt đầu diễn ra vào khoảng 22h00’ ngày 25-1-2018 tổ công tác phòng Cảnh sát bảo vệ Công an tỉnh Hòa Bình trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tại trụ sở Công an tỉnh thì phát hiện 2 nam thanh niên đi xe ô tô mang BKS: 88A- 075.55 lao thẳng vào cổng chính và dừng xe trong sân Công an tỉnh. Sau đó một nam thanh niên trong xe bước ra tự giới thiệu là Trần Đình Sang đến để trình báo án. Khi đó, cán bộ trực ban hướng dẫn Sang di chuyển đến bốt gác để tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm theo đúng quy định của pháp luật nhưng Sang không những không chấp hành mà còn ngang nhiên dùng điện thoại quay hình ảnh xung quanh trụ sở Công an tỉnh phát trực tiếp lên mạng xã hội facebook. 

Trần Đình Sang đã có hành vi xâm phạm phạm trái phép trụ sở Công an tỉnh – là mục tiêu bảo vệ và là địa điểm cấm được quy định tại Quyết định số 21/2014/QĐ- UBND ngày 8-9-2014 của UBND tỉnh Hòa Bình.

Do đó, trước tình huống này, tổ Cảnh sát bảo vệ đã báo cáo chỉ huy đội và Công an phường Phương Lâm đến phối hợp giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, khi đồng chí Phạm Anh Tuấn cùng hai cán bộ Công an phường Phương Lâm đến gặp, Trần Đình Sang đã không hợp tác và còn có lời lẽ khiêu khích, thách thức, xúc phạm đồng chí Tuấn. Quá bất ngờ vì hành vi của đối tượng nên đồng chí Tuấn cự cãi với Sang thì bị Sang dùng chân đạp vào bụng rồi dùng điện thoại đang cầm trên tay đập thẳng vào đầu
gây chấn thương.
Thấy đồng đội bị tấn công nên tổ Cảnh sát bảo vệ đang làm nhiệm vụ đã ngay lập tức buộc phải khống chế, dùng khóa số 8 còng hai tay đối tượng để đối tượng không tiếp tục manh động có những hành vi chống người thi hành công vụ, đồng thời lập biên bản về vụ việc (Sang không ký biên bản). Sau đó, lực lượng Công an phường Phương Lâm mời Sang về trụ sở Công an phường giải quyết vụ việc, Trần Đình Sang không chấp hành, không phối hợp làm việc với lực lượng chức năng.
Do Trần Đình Sang không hợp tác nên khoảng 03h30’ ngày 26-1-2018, Công an phường Phương Lâm đã phối hợp với các lực lượng chức năng đưa Sang về trụ sở Công an phường Phương Lâm để làm việc. Khi đến trụ sở Công an phường, lực lượng Công an mở còng để Sang làm việc nhưng Sang chống đối quyết liệt nên chỉ mở còng được tay bên phải, còn giữ lại còng tay bên trái để ghi hình ảnh tung lên mạng nhằm mục đích vu khống lực lượng Công an Hòa Bình bắt giữ người trái pháp luật. 

Cùng lúc đó, có khoảng 8 đối tượng đi trên 2 xe ô tô BKS 89 - 075.17 và 30E - 496.79 đến trụ sở Công an phường Phương Lâm sử dụng điện thoại di động quay video và hò hét trước cửa trụ sở Công an phường; còn Sang bất hợp tác với cơ quan Công an. Đến khoảng 08h30’ ngày 26-1-2018, Sang cùng một số người rời khỏi trụ sở Công an phường và di chuyển đến trước trụ sở Công an tỉnh, yêu cầu gặp lãnh đạo Công an tỉnh để giải quyết, đồng thời quay video phát trực tiếp lên mạng xã hội cùng những lời lẽ bôi nhọ hình ảnh lực lượng Công an Hòa Bình như “Ở Công an tỉnh không có trực ban” - trên thực tế lực lượng chức năng đã mời Trần Đình Sang vào phòng trực ban Công an tỉnh để giải quyết công việc nhưng Sang không chấp hành. Sau đó lực lượng Công an mời Sang đến Công an thành phố Hòa Bình để giải quyết công việc. Tại Công an thành phố Hòa Bình, Trần Đình Sang vẫn bất hợp tác; cùng với những người khác trong nhóm liên tục quay và phát trực tiếp video lên mạng xã hội rồi tự ý rời khỏi trụ sở Công an thành phố.

Những việc làm của Trần Đình Sang và nhóm người gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh của lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình. Qua những video và hình ảnh họ tán phát trên mạng xã hội với những lời lẽ không đúng sự thật nhằm thu hút một số cư dân trên mạng ủng hộ và chia sẻ. 

Đây là những hành vi, thủ đoạn hoạt động mang tính chất tương tự với hoạt động của các đối tượng phản động nhằm mục đích chống Đảng, chống Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân. Do đó, Công an tỉnh Hòa Bình đề nghị các cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nhận thức rõ các vụ việc liên quan đến hoạt động của nhóm người này; đồng thời nâng cao cảnh giác trước những thông tin sai lệch do nhóm người cố ý tạo ra.

Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Hòa Bình tập trung hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật
(Theo PV báo CAND)




Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

HÀNH VI CỦA MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT KIỀU Ở AUSTRALIA (ÚC) LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN

Một số du học sinh Việt Nam tại Australia (Úc) khi mang cờ Tổ quốc để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam tranh huy chương vàng với đội tuyển Uzbekistan thì bị một số Việt kiều Úc lớn tuổi bắt giữ, khám xét. Đoạn video cho thấy rõ những người Việt kiều lớn tuổi này đã lôi từ trong túi ra những lá cờ Việt Nam và họ dùng chân để 'di lên' nhằm cố ý xúc phạm Quốc kỳ Việt Nam.

  
 Hành động này gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân Việt Nam và mọi người đều cho rằng: "Phía cơ quan chức năng Úc phải điều tra làm rõ hành vi khám xét và xúc phạm Quốc kỳ Việt Nam xảy ra ngay trên đất Úc". Đồng thời nêu rõ quan điểm, những Việt kiều Úc này phải bị chặn lại không cho về quê hương khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam để thăm quê.

Đoạn video này đã cho thấy: hành vi và hành động của những Việt kiều lớn tuổi này, chẳng khác gì những con "gà con" chỉ biết ham chơi, bòn rút trên thân thể của "gà mẹ" mà chẳng biết gì về cái câu gọi là: "Gà cùng một mẹ..." hay lễ tắc của một Quốc thể trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài khi chung tay bảo vệ quê hương.

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

HIỂU ĐÚNG BẢN CHẤT CỦA TRẬN "HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974" ĐỂ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC HÀNH ĐỘNG LỢI DỤNG TÔN SÙNG, XUYÊN TẠC, VU CÁO

Chúng ta đã, đang và mãi ghi nhớ, biết ơn sự hy sinh của các chiến sỹ trong “Hải chiến Hoàng Sa 1974” - Đó là trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Saquần đảo mà cả 2 phía đều tuyên bố chủ quyền''.

Tuy nhiên, lợi  dụng vào đó các thế lực thù địch trong và ngoài nước liên tục có các hành động tuyên truyền, kích động biểu tình chống phá ta. Ngày 17/01/2017, một số thành viên các tổ chức "xã hội dân sự" ở Thành phố Hồ Chí Minh đến Nghĩa trang Nhân dân xã Bình Thắng, huyện Dĩ An/Bình Dương trương băng rôn "Hoàng Sa - Trường Sa - VN", "Hoàng Sa 1974, chiến sỹ VN cộng hòa anh hùng bất tử'' quay phim, chụp ảnh để ca ngợi số binh sỹ chế độ cũ tử trận trong cuộc chiến tại Hoàng Sa sau đó tự giải tán. Lúc 09.00 ngày 19/01/2017, tại vườn hoa Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiến, Hà Nội, khoảng 200 người thuộc các hội, nhóm "Xã hội dân sự" như "No-U Hà Nội", "Anh em hội dân chủ", trên đầu đeo dải băng xanh, mang theo 10 băng zôn có nội dung kích động và chia rẽ mối quan hệ Việt-Trung nhận sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Đáng lưu tâm hơn cả là đám con cháu của Việt Nam Cộng Hòa cũ lại rất tích cực tưởng niệm, thậm chí là căng băng rôn, khẩu hiệu lên để thể hiện rằng mình đang tưởng nhớ các những con người đã ngã xuống ấy. Sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ đó thực sự là một tấm gương sáng để con cháu noi theo, thế nhưng hầu hết mọi người chỉ ca tụng sự hy sinh đó mà quên đi rằng nguyên nhân dẫn đến sự hy sinh đó là do đâu.

Những người lính Việt Nam Cộng Hòa và cả các nhà “dân chủ” cố gắng tô vẽ, nặn ra một trận kịch chiến giữa những người lính Việt nam Cộng hòa và quân Trung Quốc để giữ đảo nhưng sự thật vẫn là sự thật. Cái gọi là hải chiến Hoàng Sa chỉ là một màn kịch do Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa dàn dựng để dâng đảo cho Trung Quốc theo thỏa thuận và sự sắp xếp của Mỹ-Trung. Còn những bài báo ca tụng này thể hiện rõ ý đồ mượn việc ca ngợi sự hy sinh vì nước của các sỹ quan, thủy thủ Việt Nam Cộng Hòa tử trận để đòi ghi nhận, thậm chí "vinh danh" quân lực Việt Nam Cộng Hòa và cả chính thể bù nhìn Việt Nam Cộng Hòa. Và một điểm đáng chú ý nữa là tại sao những chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh để giành độc lập, thống nhất và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải... lại không được họ quan tâm nhiều như đối với những binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa trong trận này? Đành rằng, việc tổ chức tưởng niệm, ghi nhận đóng góp của những người đã chết trong chiến đấu vì chủ quyền Tổ Quốc, dù theo ý thức hệ nào và theo chế độ nào nhưng không thể vì thế mà đánh đồng giá trị, lẫn lộn lịch sử. Chính họ đâu có hiểu: tại sao Việt Nam Cộng Hòa lại thua trong khi quân lực của họ không phải dạng vừa trong khu vực châu Á này; chỉ thua vài chiếc tàu cá đội lốt tàu chiến của Trung Quốc? 
Thực tế ở thời điểm chiến sự năm 1974, lực lượng phía Hải quân Trung Quốc có 6 tàu. Trong đó, lớn nhất là hai tàu săn ngầm Kronstadt nặng khoảng 300 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lí/giờ; 2 tàu quét mìn T.43 nặng khoảng hơn 200 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lí/giờ; 2 tàu đánh cá mang pháo 25mm và một tàu vận tải cỡ trung. Trong khi đó, phía Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tung vào trận 4 tàu chiến: khu trục hạm HQ-04 Trần Khánh Dư, nặng khoảng 1.590 tấn, tốc độ tối đa 21 hải lí/giờ. Hai hộ tống hạm HQ-05 Trần Bình Trọng và HQ-16 Lý Thường Kiệt, nặng khoảng 2.500 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lí/giờ. Tàu quét mìn HQ-10 Nhật Tảo, nặng 650 tấn, tốc độ tối đa 15 hải lí/giờ. Đánh giá sơ bộ ta có thể thấy hỏa lực của Việt Nam Cộng Hòa hơn hẳn phía Trung Quốc, thế nhưng dưới sự nhào nặn của tàn dư Việt Nam Cộng Hòa, quân Trung Quốc rất mạnh nên Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, thế nhưng rồi sao, Việt Nam Cộng Hòa vẫn thua! Vì sao ư? là bởi vì:
Thứ nhất, theo kịch bản soạn sẵn, một tàu Việt Nam Cộng Hòa bắn vào chính tàu của Việt Nam Cộng Hòa, hỗ trợ cho tàu Trung Quốc. Cụ thể, tàu HQ 16 bị tàu HQ5 loại khỏi vòng chiến đấu bằng một phát đạn 127mm. Một tàu HQ khác là HQ4 không chịu tham chiến. Và nhiệm vụ của tàu Trung Quốc chỉ là dồn toàn lực tiêu diệt một tàu HQ-10. Ngay sau đó, HQ4 và HQ5 quay đầu tàu bỏ chạy sang Philippines , để lại cho tàu Trung Quốc làm phần việc nhẹ nhàng là chiếm Hoàng Sa.
Thứ hai, theo sự chỉ đạo của Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa không tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân. Ai cũng biết không lực của Trung Quốc thời điểm bấy giờ rất yếu, không đủ tầm hoạt động tại Hoàng Sa. Trong khi đó, không lực của Việt Nam Cộng Hòa với sự giúp sức của Mỹ đứng thứ 3 thế giới. Hoàng Sa hoàn toàn nằm trong phạm vi hoạt động của một số loại máy bay của Việt Nam Cộng Hòa như F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, kể cả trực thăng như Chinook. Thế nhưng, Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn không huy động không quân bởi vì họ không có ý định tái chiếm Hoàng Sa do ông chủ Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Cho dù cố gắng tung hô và che đậy thế nào thì sự thật lịch sử vẫn hiển nhiên ở đó và không thể chối cãi, một sự phản bội, một sự hèn nhát, dâng biển đảo cho Trung Quốc, nay lại muốn được vinh danh thì thực sự thật nực cười. Và những ai mơ hồ, không hiểu hoặc cố tình không hiểu sự kiện lịch sử này, để rồi đồn thổi, xuyên tạc, vu cáo... đều chỉ là những kẻ ngoại lai, phản nghịch, bán nước và rồi không còn đất dung thân.

THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC GỬI THƯ CHÚC MỪNG ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ U23 VIỆT NAM

Nội dung bức thư chức mừng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
Kính gửi: Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam
Trong buổi tối nay, người hâm mộ bóng đá cả nước hết sức vui mừng trước kết quả tuyệt vời của Đội tuyển U23 Việt Nam. Với tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Park Hang Seo, Đội tuyển của chúng ta đã giành thắng lợi sau loạt sút luân lưu 11m sau khi hòa 3-3 sau 120 phút thi đấu đầy kịch tính.
Bằng chiến thắng đầy ý nghĩa này, Đội tuyển U23 Việt Nam lần đầu tiên vào vòng bán kết U23 châu Á. Đây là niềm tự hào lớn lao của thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng. Thay mặt Chính phủ, tôi gửi những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới toàn thể Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam và cá nhân huấn luyện viên Park Hang Seo.
Tôi mong rằng toàn Đoàn ta tiếp tục phát huy thành tích đạt được, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ luật, giữ vững niềm tin chiến thắng và quyết tâm thi đấu trong trận bán kết. Chúc toàn Đoàn mạnh khỏe và thành công, vững bước tiến vào trận chung kết./.
Thân ái, Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam”.

CẢNH GIÁC VỚI CÁC WEBSITE GIẢ MẠO, TUNG TIN ĐỒN NHẢM, LẤY CẮP THÔNG TIN

Website giả mạo, tung tin đồn nhảm, lấy cắp thông tin người dùng, phát tán vi rút độc hại... đang khiến hàng trăm tờ báo điện tử và cơ quan quản lý đau đầu.

   
Tràn lan trang web giả mạo, hoạt động 'chui' chuyên tung tin đồn nhảm
Theo khảo sát của PV VTC News, hiện nay, trên Internet tồn tại song song với các tờ báo điện tử chính thống được cấp phép, quản lý và hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích được quy định trong Luật Báo chí, là hàng ngàn những trang tin, trang web hoạt động “chui” có dấu hiệu mạo danh, lừa đảo, ăn cắp thông tin để hoạt động và thực hiện nhiều mục đích khác nhau.
Nhiều website tự động cập nhật, ăn cắp thông thông tin, bài viết, ăn cắp chất xám từ các trang báo chính thống về đăng tải thu hút lượng người đọc rất lớn và kiếm lợi từ Google AdSense, quảng cáo và thương mại điện tử.
Với việc tạo ra những website giả mạo, ăn cắp thông tin tự động như: Autoxe.net, Tokhoe.com, Vietgiatri.net, Xaluan.net… hoạt động chui trên internet, các “ông chủ” đứng đằng sau chỉ cần sử dụng công nghệ, đào tạo một đội ngũ chuyên nghiệp đi câu like, câu view bằng những tin đồn thất thiệt, gây sốc cho công chúng… Từ đó, chúng tạo ra lượng tương tác, truy cập rất lớn cho trang web của mình, rồi ăn tiền quảng cáo của Google, Facebook và bán quảng cáo như các trang báo chính thống.
Nguy hiểm hơn, có nhiều trang web còn mạo danh các tờ báo chính thống một cách trắng trợn như: phapluatso.net (mạo danh báo Đời sống và Pháp luật), Phapluat.news (mạo danh Sở Tư pháp Hà Nội), tuuyensinhsupham, supham.tv, kenhphunu.org, kenhnamgioinet, baovietkieu.info, laodong24h.org, santinhay.net, tokhoe.org, duhoc.tv, trithucvn.net, kenhphunumoi,... 
Thậm chí, có cả những trang web mạo danh các vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tự động lấy lại thông tin từ báo chính thông, tung các thông tin thất thiệt không được kiểm chứng, đăng tải cả những tin bịa đặt giật gân thu hút hàng triệu lượt người xem...
Từ thực tế cho thấy, những website giả mạo kể trên có lượng tương tác rất lớn từ người đọc. Một số trang web giả mạo được xây dựng một cách bài bản, chuyên nghiệp không khác gì một tờ báo/trang tin trong nước để đánh lừa độc giả.  Hầu hết website này được xây dựng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cung cấp thông tin đa dạng, nhiều thông tin gây sốc, giật gân, nhiều hình ảnh minh họa, cập nhật liên tục,... Thậm chí, độc giả đọc thông tin trên đó còn không phân biệt được đó là trang tin mạo danh mà ngỡ rằng đó là báo điện tử.
Theo bảng xếp của một số trang đánh giá xếp hạng website uy tín thì một số trang web mạo danh có lượng tương tác rất lớn, thậm chí lên tới hàng triệu lượt người xem mỗi ngày. Đây là hệ lụy cực kỳ nguy hiểm, vì theo đó, những thông tin sai, thông tin ăn cắp bản quyền, tin tức đồn nhảm không kiểm chứng, thông tin phản động bị lan truyền nhanh chóng khó kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh mạng, an ninh thông tin ở Việt Nam. Ngoài ra, cũng nhờ đó, các “ông chủ” đứng sau những website này còn nhận được tiền tỷ từ quảng cáo Google, kinh doanh quảng cáo online… và nhiều nguồn thu khác trái pháp luật.  
Theo tìm hiểu của PV VTC News, một fanpage có tên là “Pho” đang quảng bá, lăng xê cho rất nhiều trang web hoạt động chui tại Việt Nam như: Baomoine.com, tinquahay.com, haysongthat.com, songkhoe.tips,... Fanpage này có tới gần 8 triệu lượt thích; 7,7 triệu lượt đăng ký theo dõi. Đặc biệt, Fanpage “Pho” được dấu tích xanh của Facebook đăng ký “chính chủ” một Vlog khá nổi tiếng tại Việt Nam.
Nghiêm trọng hơn, việc các trang web mạo danh, hoạt động chui được xây dựng dựa trên các mô hình như một tờ báo chính thống tại Việt Nam tiềm ẩn nguy hiểm cho xã hội. Nhiều website giả mạo, tung tin đồn nhảm, làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự không chỉ một cá nhân mà còn một tập thể lớn.
Rất nhiều trang web giả mạo thuộc dạng tung tin đồn nhảm, những câu chuyện gây sốc không có thật để tạo ra lượng tương tác từ độc giả. Các thông tin như “sốc, sến” như: Bố chồng ngoại tình với con dâu, mẹ chồng yêu ông hàng xóm, chị dâu tử tự vì mẹ chồng khắc nghiệt,... luôn là mô-tuýp chung của dạng này. Chưa dừng lại tại đó, nhiều trang web còn hướng mũi tấn công tới những nhân vật cụ thể, tạo ra các tin đồn vô căn cứ.
Gần đây nhất, một trang web mạo danh cơ quan thuộc Sở Tư pháp Hà Nội đăng tin "Cấm tất cả công chức Hà Nội đổ xăng tại trạm xăng của Nhật" gây chấn động và xôn xao dư luận. Bài viết này sau đó còn được share rất nhiều trên mạng xã hội facebook gây chấn động mạnh. Ngay sau đó, cơ quan quản lý đã phải lên tiếng làm phủ nhận và làm rõ thông tin thất thiệt trên. Nhưng qua đó, có thể thấy, hệ lụy mà nó để lại không hề nhỏ.
Website giả mạo đính kèm virus “độc” ăn cắp thông tin, tài sản của người dùng
Dạng trang web giả mạo thứ hai khá thường gặp ở nước ta được nhái thiết kế của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, người nổi tiếng tại Việt Nam. Với hình thức, nội dung gần như giống hệt, những website này đánh lừa người xem cấy vào các đường dẫn rất nhiều virus “độc”.
Khi người dùng internet truy cập vào virus sẽ thâm nhập vào máy tính cá nhân, ăn cắp dữ liệu, đánh cắp thông tin cá nhân của người sử dụng, thậm chí đánh cắp tài khoản ngân hàng, tự động rút tiền trong tài khoản một cách tinh vi khó lường.
Đặc biệt là ngành ngân hàng, có rất nhiều “kẻ mạo danh” như vpbankvn.top, Tpbankphamhung.com, Vpbank.top, argibankhn.com, techcombankvn.com,...
Bất chấp câu khách, gây sự chú ý, sẵn sàng sử dụng những thông tin giả mạo đánh đúng vào tâm lý tò mò của người Việt, các website lừa đảo dạng này mọc lên như nấm.
Rất nhiều người “dính” vào bẫy của những kẻ lừa đảo. Điều đó khiến nhiều người dân phải mất tiền oan cho chúng, ít thì dăm ba triệu, nhiều thì lên tới cả chục tỷ đồng. Nhưng mất rồi còn không biết gọi ai, kêu ai để đòi…
Theo anh Trung Nguyễn, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, rất khó có thể tìm ra những đối tượng đứng đằng sau những website giả mạo. “Các đối tượng tạo ra các website giả mạo ít nhiều cũng biết về công nghệ thông tin, chúng xây dựng website một cách bài bản, chuyên nghiệp để đánh lừa một bộ phận người dân kém hiểu biết”, anh Trung nói.
Về mặt kỹ thuật, các trang web trên đều có địa chỉ mạng ở nước ngoài, máy chủ lưu trữ thông tin cũng đang đặt ở nước ngoài, có chức năng giấu chủ sở hữu tên miền.
“Tất nhiên, các đối tượng này không bao giờ mua tên miền tại Việt Nam hay đặt máy chủ tại Việt Nam. Chúng sẽ đưa sang một số quốc gia khác để ẩn danh và đánh lạc hướng cơ quan chức năng trong nước. Một khi xảy ra vụ việc, chỉ cần delete là xong”, vị chuyên gia cho biết thêm.
(Theo Việt Vũ - báo VTC News)

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

VẪN LÀ CHIÊU TRÒ TUYÊN TRUYỀN SAI SỰ THẬT VỀ "TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG" CỦA VIỆT NAM

       Vừa qua, sau khi Chính phủ công bố thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (TCKGM) – một đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, lập tức “những máy gõ phím” lại rêu rao quan điểm chỉ trích Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.


      Các thế lực chống đối cho rằng, việc lập thêm bộ máy TCKGM là chỉ dấu cho thấy Nhà nước đang tìm cách “áp đặt kiểm soát” trên không gian mạng, là sự “độc tài”, “toàn trị”, từ đó kêu gọi những “nhà dân chủ” lên tiếng đả phá, chỉ trích. Những luận điệu này thực chất là sự tiếp diễn xu hướng đòi “tự do, dân chủ trên internet”, đòi không gian mạng là thế giới không giới hạn, chống lại các thể chế quản lý, kiểm soát internet của chính quyền.

      Luận điệu này từng được đẩy lên cao khi Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng soạn thảo dự án Luật An ninh mạng và khi Quốc hội thảo luận dự án này (tại kỳ họp thứ 4 vừa qua). Phản ứng tức thì là các đối tượng vốn có hành vi chửi bới, bôi nhọ chế độ trên không gian mạng, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó có những người mang danh luật sư, nhà văn, nhà báo, chức sắc trong tôn giáo… Họ chính là các “hạt giống” được các thế lực thù địch lợi dụng, nhắm làm quân cờ để kích động phá rối từ bên trong – một thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hoà bình”. Cổ suý cho tư tưởng này là các facebook, blogger, số này tỏ ra là những “tri thức”, viết bài tán dương và có những bình luận phản ứng dưới các bài viết…

     Ở đây, cần thấy rằng, hầu hết các bài viết phê phán việc Nhà nước thành lập, củng cố bộ phận chuyên trách về an ninh mạng (thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) đã có cách hiểu sai lệch. Họ mặc nhiên coi những dư luận viên là quân số thuộc các đơn vị chức năng này, coi các đơn vị tác chiến không gian mạng chỉ nhằm “soi” các bài viết trên facebook, blog, you tobe… để khoanh vùng, xử lý. Và chính điều này khiến không ít “anh hùng bàn phím” vốn suốt ngày nhòm ngó khắp 63 tỉnh, thành để bới móc chuyện tiêu cực, mục đích để nói xấu chế độ, chửi bới chính quyền. Từ đó, họ tỏ ra bức xúc với lực lượng TCKGM. Chúng đâu có biết, cách hiểu như trên là rất thiển cận

      Thực chất, không gian mạng có phạm vi rất rộng. Không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức.Do vậy, phát triển và làm chủ không gian mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các nước trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, các nước trên thế giới cũng phải đối mặt với các nguy cơ như chiến tranh mạng, gián điệp mạng, tấn công mạng, tội phạm mạng và nhiều vấn đề phức tạp mới.
Đối phó với các nguy hại từ mạng internet không phải là việc riêng của Việt Nam mà của bất cứ quốc gia nào. Mới đây, Mỹ cũng đã có kế hoạch nâng cấp đơn vị chuyên trách về an ninh mạng là “Bộ Tư lệnh tác chiến mạng” (được thành lập năm 2010). Theo đó, Bộ Tư lệnh tác chiến mạng Mỹ sẽ trở thành một bộ tư lệnh tương đương với các phân nhánh tác chiến của Quân đội Mỹ như Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) hoặc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM). Về mặt nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh tác chiến mạng sẽ tách khỏi Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) - cơ quan tình báo chịu trách nhiệm thu thập tín hiệu điện tử... Thời gian qua, các vụ tấn công mạng, xâm phạm hoặc đe doạ an ninh nước Mỹ ngày càng gia tăng về mức độ và số vụ, trở thành mối quan tâm hàng đầu của Nhà Trắng.

      Ở Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tội phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin, bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống mạng thông tin; sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia. Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn, có trọng tâm, trọng điểm. Chúng sử dụng các trang mạng, blog liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xấu, độc hại, tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Những hoạt động đó đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào chế độ và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
      Việc thành lập Bộ Tư lệnh TCKGM là sự cụ thể hoá chiến lược An ninh mạng quốc gia. Cùng với Bộ Tư lệnh TCKGM thuộc Bộ Quốc phòng thì đơn vị chuyên trách về an ninh mạng thuộc Bộ Công an cũng đã được củng cố, tăng cường. Cùng với đó là sự tăng cường quản lý nhà nước về mạng thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Tư lệnh TCKGM sau khi được thành lập sẽ đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc trên KGM; phối hợp với lực lượng của Bộ Công an tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hoà bình”, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên cả đất liền, trên không, trên biển và không gian mạng.



Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

VŨ THẠCH CÙNG NHÓM PHANDONGERS LO SỢ TRƯỚC SỰ LỚN MẠNH CỦA LỰC LƯỢNG 47 Ở VIỆT NAM

      Ngay khi có thông tin trong Quân đội có lực lượng 47 vừa thực hiện nhiệm vụ theo phân công vừa  tác chiến đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc ngay lập tức nhiều  phần  tử cực đoan, hội nhóm phản động ra sức 'xuyên tạc', vu cáo, nói xấu... Chưa dừng lại ở đó, ngày 8/1/2018 Thủ tướng Chính phủ đã chính  thức công bố quyết định thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng nhằm bảo vệ Tổ quốc thì cũng đã xuất hiện những thông tin xuyên tạc về nhiệm vụ mới của Quân đội.

  Tiêu biểu cho đám phần  tử phản động xuyên tạc về lực lượng 47 có Vũ Thạch cùng nhóm phandonger trên facebook có đăng tải bài “Chiến trường cách mạng ngày càng quyết liệt” để nói về việc Quân đội thành lập lực lượng 47 với hơn 10.000 chiến sĩ tham gia đấu tranh trên không gian mạng. Phải thừa nhận những người như Vũ Thạch đã rất quan tâm đến Hội nghị “Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2017” và chính ông ta cùng đám Phandongers đang lo sợ trước sự lớn mạnh của lực lượng tác chiến không gian mạng trong quân đội. Cũng vì lo sợ, hoảng loạn nên Vũ Thạch đã tỏ ra thiếu thiện chí và cố tình rắp tâm xuyên tạc sự thật về lực lượng này, nên nội dung bài viết của ông ta có nhiều mâu thuẫn, không phản ánh đúng sự thật mà còn thiên lệch, lẫn lộn thiếu sự mạch lạc của tư duy, cho nên cũng cần chỉ ra cho Vũ Thạch hiểu để bớt sự cắn càn, nói bậy.
      Trước hết, trong điều kiện tin tặc đang hoành hành trên khắp thế giới, các quốc gia đều thành lập lực lượng tác chiến không gian mạng để đối phó với những nguy cơ tin tặc bảo đảm an ninh an toàn thông tin, ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Trong bối cảnh đó, việc Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập lực lượng tác chiến không gian mạng để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng; bảo đảm cho Quân đội không chỉ tinh nhuệ về quân sự, mà còn tinh nhuệ về chính trị, giỏi tác chiến cả trên mặt trận quân sự, trên mặt trận chính trị tư tưởng. Đây cũng là thể hiện tư duy sáng tạo, ý thức quốc phòng truyền thống của cha ông ta là “lo giữ nước khi nước chưa nguy” để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong điều kiện mới.
      Thứ hai, hiện nay các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, phản động chống Đảng, chống Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa đang triệt để lợi dụng những ưu thế của không gian mạng tán phát nhiều tài liệu có nội dung thù địch, xuyên tạc để chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội; nội dung chống phá rất phản động, bóp méo sự thật, tung tin thất thiệt với nhiều hình ảnh phản cảm, gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân, làm ảnh hưởng đến chính trị nội bộ, ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống, uy tín của lực lượng vũ trang, trước tình hình đó việc quân đội thành lập lực lượng 47 để đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận là tất yếu khách quan hoàn toàn hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
       Thứ ba, vì Vũ Thạch đã không hiểu biết gì về tổ chức, biên chế lực lượng và nhiệm vụ của quân đội mà đã vội vã buông lời phê phán vô căn cứ về lực lượng 47. Vũ Thạch chỉ là dạng “nghe hơi nồi chõ”, hoàn toàn không có chút hiểu biết gì về lực lượng 47 trong quân đội, nên cứ đoán già, đoán non và choáng ngợp, lo sợ cho rằng đây là một lực lượng chuyên biệt, ngồi phòng lạnh “anh hùng bàn phím”, để tiêu tốn ngân sách nhà nước. Mà không hề hiểu rằng, đây chính là đội ngũ cán bộ, chiến sĩ quân đội hiện đang công tác ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng, có học thức, có lý luận. Họ là những chiến sĩ kiên trung “vừa hồng, vừa chuyên”, là lực lượng tự nguyện tham gia đấu tranh trên không gian mạng phản bác quan điểm sai trái của những phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, quân đội và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ hoàn toàn không phải là “anh hùng bàn phím”, “ngồi phòng lạnh” để tiêu tốn ngân sách nhà nước như sự tưởng tượng của Vũ Thạch.
Thứ tư, vì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền, viết bài đăng mạng cũng vì mục tiêu kiếm tiền, nên Vũ Thạch đã thiển cận khi cho rằng “ai sẽ thu tiền “tuyển lựa” cho 10.000 ghế mới tinh, an toàn trong phòng lạnh” và 10.000 cán bộ, chiến sĩ tác chiến mạng sẽ tiêu tốn nhiều ngân sách của Nhà nước. Đến đây có thể nói rằng, những kẻ như Vũ Thạch với bản chất thâm thù, phản động nên suy nghĩ cái gì cũng thiếu lành mạnh là lẽ đương nhiên. Thực chất, đám như Vũ Thạch không hề vì dân, vì nước mà chỉ là một đám bồi bút hại dân, phản nước. Điều họ nghĩ, việc họ làm đều không vì quốc kế, dân sinh, vì một nền chính trị lành mạnh, vì dân giàu, nước mạnh mà chẳng qua là thực hiện sự sai khiến của các thế lực thù địch, những kẻ như Vũ Thạch thực chất là đám tay sai không hơn, không kém.
Thứ năm, Vũ Thạch và đám Phandongers đang lo sợ vì sự lớn mạnh và tinh thần đấu tranh kiên quyết, triệt để với những luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng của những người chiến sĩ “tay súng, tay bút”, “lực lượng 47”; lực lượng tiên phong luôn phát huy truyền thống “bách chiến, bách thắng” của quân đội để đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng./.

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

CẢNH GIÁC VÀ ĐẤU TRANH VỚI THÔNG TIN XUYÊN TẠC KÊU GỌI ỦNG HỘ QUÂN NHÂN THUỘC SƯ ĐOÀN 5

Hiện tại có nhiều người chia sẻ thông tin về một quân nhân bị bệnh nặng và kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ nhưng kèm theo đó là những bình luận, suy diễn làm ảnh hưởng đến bản chất đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam.

    
     Mạng xã hội Facebook đang xuất hiện tài khoản có tên Xonlevan khi đăng tải 3 hình ảnh về quân nhân Nguyễn Anh Trí thuộc Sư đoàn 5, Quân khu 7, kèm những thông tin không đúng sự thật, cũng như kêu gọi cộng đồng chia sẻ, quyên góp ủng hộ... Những người không biết có thể hiểu nhầm về vụ việc này và cho rằng lãnh đạo, chỉ huy đơn vị không tận tình, bỏ bê quân nhân và xuyên tạc về nguyên nhân gây nên mức độ bệnh trầm trọng của quân nhân Trí. Một số đối tượng xấu có thể lợi dụng hình ảnh này để xuyên tạc, vu cáo và nói xấu quân đội; cũng không loại trừ, tài khoản Xonlevan có dụng ý xấu muốn lợi dụng lòng tốt để trục lợi. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng xấu đến bản chất của Quân đội nói chung và sư đoàn 5 nói riêng.  
    Nguyễn Anh Trí, sinh năm 1997 (địa chỉ: Ấp Tân Trại Bi, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) với chức vụ là chiến sĩ thuộc sư đoàn 5. Theo kết luận của Hội đồng pháp y thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thì bệnh nhân Nguyễn Anh Trí bị suy kiệt cơ thể mà không có bất kỳ tác động tổn thương nào dẫn đến suy kiệt. Trước đó, chiến sĩ Nguyễn Anh Trí phát hiện những biểu hiện mệt mỏi và đã được thăm khám, điều trị tại Bệnh xá Trung đoàn. Sau một thời gian điều trị không có chuyển biến đã chuyển lên bệnh viện tuyến trên và cuối cùng là Bệnh viện 175 (Bệnh viện tuyến cuối của Quân đội phía Nam tương đương với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108). Toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh đều thực hiện theo đúng chế độ được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. 
    Gia đình quân nhân Trí không tin lý do Trí bị suy kiệt cơ thể là do bệnh tật của con mình nên đã yêu cầu cơ quan pháp ý giám định độc lập để kiểm chứng với bệnh án do các bác sĩ điều trị của Bệnh viện 175 đưa ra. Cơ quan giám định độc lập được chỉ định là Cơ quan pháp y thuộc Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh theo đề nghị của cơ quan điều tra hình sự khu vực 3, quân khu 7 và đã đưa ra kết luận như đã nêu trên.
    Phía đơn vị rất tích cực kêu gọi ủng hộ và thường xuyên cử cán bộ, chiến sĩ, quân y phối hợp cùng gia đình chăm sóc tận tình bệnh nhân Nguyễn Anh Trí từ khi điều trị ở Bệnh viện 175. Cụ thể, đơn vị  đã hỗ trợ gia đình quân nhân Trí 100 triệu đồng. Từ tháng 10/2017 đến nay mỗi tháng hỗ trợ thêm 5 triệu đồng, cử quân y, chỉ huy đơn vị cùng chăm sóc, chỉ huy Sư đoàn đã trực tiếp đề nghi lãnh đạo bệnh viện 175 tập trung cứu chữa và chăm lo cho quân nhân Trí.
      Quân nhân bị ốm, đau đều được thăm khám, điều trị theo đúng quy định của Luật nghĩa vụ quân sự (nếu là hạ sĩ quan, binh sĩ), luật quân nhân chuyên nghiệp (nếu là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng), luật sĩ quan (nếu đối tượng là sĩ quan) mà không phải mất chi phí điều trị, chăm sóc nào khác.
     Trường hợp của quân nhân Nguyễn Anh Trí nếu bị bệnh hiểm nghèo, thì sẽ được giải quyết chế độ, chính sách theo đúng quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Tuyt nhiên, không thể lợi dụng các trường hợp quân nhân ốm đau để kêu gọi ủng hộ với những lời lẽ xuyên tạc làm ảnh hưởng đến bản chất Bộ đội Cụ Hồ. 
     Thiết nghĩ, những cá nhân đăng tải hình ảnh quân nhân phải đảm bảo tính trung thực không vì mục đích vụ lợi, câu like để 'chế lời bình' gây hiểu nhầm và làm hoang mang dư luận xã hội. Mỗi tấm lòng hảo tâm là đáng quý nhưng để bằng mọi giá, thậm chí là xuyên tạc vụ việc để kêu gọi lòng hảo tâm thì điều đó thật là tai hại; vừa gây tổn hại đến danh dự, uy tín của cá nhân hoặc tổ chức, vừa làm giảm lòng tin của xã hội đối với chính bản thân mình.

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

HIỂU ĐÚNG BẢN CHẤT QUY ĐỊNH 102/QĐ-TW NGÀY 7/12/2017 CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỂ ĐẬP TAN NHỮNG BÌNH LUẬN ÁC Ý CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG HIỆN NAY



Quy định 102/QĐ-TW ngày 07/12/2-17 của Ban chấp hành Trung ương, là quy định cụ thể hóa nhiều văn kiện về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) nhằm giữ vững bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng trên không gian mạng đã có một số kẻ đưa ra những bình luận ác ý, xuyên tạc bản chất văn kiện này.
Chẳng hạn có người viết rằng, văn kiện này thể hiện sự “xung khắc nội bộ” về “xã hội dân sự”. Họ dẫn ra “những chứng cứ” như: Những đảng viên nào đòi thực hiện “thể chế xã hội dân sự”, “thể chế tam quyền phân lập” và “đa nguyên đa đảng” sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Có kẻ lại viết: “Ở Việt Nam lâu nay, khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường luôn bị gắn thêm cái đuôi xã hội chủ nghĩa. Vì thế các khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường đã bị biến dạng và trở thành “Nhà nước độc quyền xã hội chủ nghĩa”...
Vậy nội dung, thực chất của Quy định 102 như thế nào? Và vì sao người ta lại cố tình xuyên tạc văn kiện này?
Quy định 102 ra đời từ thực tiễn, đó là tình trạng suy thoái về “chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra là hết sức nghiêm trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Bản chất của những lời lẽ xuyên tạc là gì?
Trước hết, điều mà họ nói có “xung khắc nội bộ” về “xã hội dân sự” là gì?
(a) Với dụng ý xuyên tạc bản chất của Quy định 102, thủ đoạn của họ là cắt xén bối cảnh của câu văn. Bối cảnh của câu văn nằm trong mệnh đề “Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (điều này được quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013).
 (b) Thứ hai, họ cố tình tách cụm từ “xã hội dân sự” ra khỏi mệnh đề thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng” (điều này được quy định tại Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc phân công phối hợp của cơ quan quyền lực Nhà nước.
Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình chế độ chính trị và nhà nước. Chẳng hạn như chế độ cộng hòa tổng thống; chế độ cộng hòa đại nghị; chế độ dân chủ nhân dân; chế độ quân chủ (do nhà vua đứng đầu)… Có nhiều nước dựa trên một tôn giáo (còn gọi là Quốc đạo) ở đó các giáo sĩ, tăng lữ giữ vai trò quyết định về nhiều mặt, kể cả chính trị, xã hội.
Một dân tộc lựa chọn chế độ xã hội nào, mô hình nhà nước nào tùy thuộc vào sự lựa chọn của nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội quyết định). Không có mô hình “chuẩn”, không có "khuôn mẫu" cho cộng đồng quốc tế làm theo. Cái mà những kẻ muốn áp đặt cho xã hội Việt Nam mô hình ngoại nhập, thực chất chỉ là một thủ đoạn chính trị hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.

Thứ hai, mục tiêu cuối cùng của họ là gì?
(a) Những điều mà họ xuyên tạc Quy định 102 thực tế là nhằm bác bỏ chế độ xã hội hiện hữu do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Lập luận của họ là: Đảng Cộng sản Việt Nam “bám giữ” tư tưởng phủ nhận xã hội dân sự là “cổ hủ, lạc hậu, cản trở bước tiến của xã hội”… Nhưng thực tế hoàn toàn trái lại, chưa bao giờ vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế lại được khẳng định, được tôn trọng như hiện nay. Việt Nam đang là đối tác chiến lược với 15 quốc gia (trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ); đối tác toàn diện với 12 quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ)
 Trên lĩnh vực kinh tế cũng như vậy. Hiện nay, không có mô hình “chuẩn” cho cộng đồng quốc tế. Về mặt lý luận, không có nền kinh tế nào không có “tính ngữ” (không có đuôi-theo cách viết của một số người về nền kinh tế Việt Nam). Nền kinh tế các nước Bắc Âu là nền “kinh tế thị trường xã hội”; nền kinh tế Anh, Mỹ là nền “kinh tế thị trường tự do”; nền kinh tế Trung Quốc (lớn thứ hai thế giới ) là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”... Bởi vậy, việc họ xuyên tạc, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam nếu không phải là một thủ đoạn chính trị thì cũng chỉ là lý lẽ của những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” về tri thức.
(b) Những thông tin mà họ đưa ra để “phản biện” Quy định 102 còn nhằm tuyên truyền cho chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, thể chế “tam quyền phân lập” và nền “kinh tế thị trường tự do”, theo mô hình ngoại nhập.
Họ viết: Một quốc gia phát triển nhanh, mạnh và hài hòa, thì ba trụ cột: Nhà nước pháp quyền; một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và một xã hội dân sự, trong đó bao gồm các tổ chức xã hội dân sự độc lập không chịu sự chi phối của Nhà nước…Nói tóm lại, đó là một mô hình copy ngoại nhập 100%. Chỉ có những kẻ mang đầu óc nô lệ mới nhắm mắt ca ngợi mô hình đó một cách mù quáng. Thực tế cho thấy, ngay ở những nước phát triển nhất với mô hình này vẫn đầy rẫy bất công như tình trạng hàng triệu người vô gia cư.
Quy định 102 là một văn kiện của Đảng nhằm xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và cả những người vi phạm pháp luật của Nhà nước. Văn kiện này thể hiện rõ trách nhiệm chính trị và đạo đức của Đảng lãnh đạo, của Đảng cầm quyền. Cho dù những xuyên tạc ác ý, vu khống thâm độc đến đâu cũng không thể phủ nhận được bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hà An

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG NGÀY CÀNG TĂNG

Có thể thấy, năm 2017 khác biệt so với những năm trước đó về hành vi, tính chất phạm tội đối với những đối tượng là kẻ chống cộng cực đoan, phản Quốc, chống chính quyền nhân dân. Nếu như những năm 2016 về trước tội danh 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'; 'khủng bố' được đưa ra xét xử rất ít chủ yếu là tội danh 'tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam'; tội 'gây rối trật tự công cộng'; tội 'lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm vào lợi ích nhà nước, tổ chức và cá nhân'.... thì năm 2017 nổi lên những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia có tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều.Các tội danh được đưa ra xét xử trong năm 2017 như 'tội khủng bố' ; 'tội tuyên truyền chống nhà nước'; tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân';  tội 'không chấp hành án'... với số lượng đối tượng tham gia đông và hình phạt cũng tăng cao. Mới đây nhất là vụ án với tội danh 'khủng bố' liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng bị cáo lên đến gần 100 đối tượng đã, đang và sẽ tiếp tục đưa ra xét xử, đối tượng có mức án cao nhất lên đến 20 năm tù giam như Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử 15 bị cáo mức án trung bình từ 5 đến 14 năm tù giam do hai đối tượng ở nước ngoài chủ mưu là Đào Minh Quân và Lisa Pham.

Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị tòa án nhân dân các tỉnh Khánh Hòa, Hà Nam, Thái Nguyên, An Giang; Bình Định gồm các đối tượng như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với mức án 10 năm tù giam, Trần Thị Nga với mức án 9 năm tù giam; nhóm Nguyễn Tấn An (An Giang) bị tuyên tổng cộng 19 năm tù giam và nhóm 9 đối tượng rải truyền đơn chống Nhà nước Việt Nam và hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị tuyên án tổng cộng đến 83 năm tù giam...

Hà An

CÔNG TÁC KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG LÀ THƯỜNG XUYÊN, NGHIÊM MINH

  Trước sự công khai, minh bạch của Đảng về tình hình kỷ luật cán bộ trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch được đà lớn tiếng đặt điề...

BÀI ĐĂNG TRÊN BLOG