Cách đây ít ngày, một số tờ báo phản động và tổ chức phi chính phủ trắng trợn thông tin sai lệch rằng, cuộc sống của người cai nghiện ở Việt Nam "hoàn toàn không có nhân quyền”. Đây là những luận điệu vu khống, xuyên tạc trắng trợn về thực tế chính sách nhân văn, hướng tới con người, vì con người, vì cộng đồng tốt đẹp ở Việt Nam hiện nay.
Thông tin được Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) và trang SBTN.tv đưa ra cho rằng: Từ năm 2014 đến 2016, hơn 65.000 người nghiện đã ra vào các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam. Họ gồm những người bị cảnh sát bắt đưa vào trại cũng như những người được thân nhân gửi vào. Hầu hết họ ở trong trại cai nghiện 1 hoặc 2 năm, đôi khi tới 4 năm nếu bị cho là cai nghiện chưa tốt. Trong trung tâm, người cai nghiện thường phải lao động mỗi ngày, xem như một hình thức trị liệu. Nhiều tổ chức nhân quyền còn cáo buộc giới chức tại trung tâm cai nghiện ăn chặn tiền trợ cấp của người cai nghiện, hoặc bỏ túi những khoản lệ phí do gia đình người cai nghiện chi trả. Các tổ chức cũng cho rằng người cai nghiện đang bị giam giữ ngoài ý muốn.
Học viên cai nghiện tại trung tâm cai nghiện số 2 Hà Nội
Trước
hết cần nói rằng, hiện ở Việt Nam không có nơi đâu dùng từ “trại cai
nghiện” hay “trung tâm cai nghiện”. Hiện những nơi giúp người nghiện ma
túy cai nghiện đều đã được đổi tên thành "Cơ sở cai nghiện ma túy". Ông
Vũ Văn Trí, Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy (CSCNMT) số 7 Hà Nội cho
biết: CSCNMT số 7 là một cơ sở đa chức năng, gồm các nhiệm vụ: Cai
nghiện bắt buộc, quản lý sau cai nghiện, cai nghiện tự nguyện, điều trị
cho người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone và
giúp đỡ người nghiện hòa nhập cộng đồng…Rõ
ràng, những thông tin mà HRW đưa ra là hoàn toàn bịa đặt, thiếu thiện
chí về các chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam đối với người
nghiện ma túy; cũng như sự đầu tư, quan tâm của Nhà nước trong nâng cấp,
cải thiện cơ sở vật chất, phác đồ điều trị giúp người nghiện ma túy có
điều kiện tốt hơn khi cai nghiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét