Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của Quyết Chiến. Trung tâm tin tức KCTĐ. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bạn để Blog ngày càng phát triển. Mọi chi tiết xin gửi về email: dalatdatxanh@gmail.com. Cảm ơn tất cả các bạn

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

HIỂU RÕ BẢN CHẤT CỦA “LỰC LƯỢNG 47” TRONG QUÂN ĐỘI, ĐẤU TRANH CHỐNG NHỮNG LUẬN ĐIỆU: ĐỒNG NHẤT PHIÊN HIỆU ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI VÀ XUYÊN TẠC “NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh sự xuyên tạc, bóp méo sự thật, chĩa mũi dùi vào đội ngũ những người trong “lực lượng 47” của quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng cho rằng: đây là lực lượng mới được thành lập của quân đội nhân dân Việt Nam, có tên gọi, có phiên hiệu, chuyên trách về tác chiến trên không gian mạng; chúng đồng nhất “lực lượng 47” với phiên hiệu “trung đoàn 47”, xuyên tạc Chỉ thị 47-QĐ/TW của Đảng ta...

Phải khẳng định ngay rằng: “lực lượng 47” là lực lượng bao gồm những cán bộ, chiến sĩ (lấy các cán bộ chính trị trong toàn quân làm nòng cốt) có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng; có kiến thức, trình độ lý luận để xử lý thông tin và thực hiện đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.

Như vậy, “Lực lượng 47” không phải được thành lập theo chỉ thị 47-QĐ/TW, ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “những điều đảng viên không được làm”. Chỉ thị 47-QĐ/TW quy định những điều mà mọi đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không được làm chứ không phải chỉ áp dụng cho đảng viên trong quân đội, càng không phải chỉ áp dụng cho quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin; là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao và "diễn biến hòa bình" trên không gian mạng, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên không gian mạng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Điều này khẳng định: “Lực lượng 47” không phải là bộ phận của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng. “Lực lượng 47” không chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình trên không gian mạng mà còn ở mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều phương thức khác nhau.


“Lực lượng 47” không có phiên hiệu riêng, mà tất thảy mọi quân nhân đều là “lực lượng 47” của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tên gọi “Trung đoàn 47” để chỉ phiên hiệu của một trung đoàn thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, hoàn toàn không phải là đơn vị “lực lượng 47” của Quân đội như nhận thức ấu trĩ của những kẻ còn hơi sữa trên không gian mạng hiện nay. Lực lượng đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá trong Quân đội nhân dân Việt Nam có thể là bất kỳ quân nhân nào đó, chứ không chỉ là những cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn 47. Hàng ngày những chiến sĩ tham gia đấu tranh chống “Diễn biễn hòa bình” vẫn miệt mài học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác ở các đơn vị theo chức trách nhiệm vụ của mình, họ chỉ tham gia đấu tranh trên không gian mạng khi có điều kiện. Họ không được trả lương riêng hay bất kỳ một khoản thù lao nào cho việc tham gia đấu tranh với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên mặt trân tư tưởng, văn hóa.

Trên thực tế, lực lượng những người tham gia đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trong quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển rộng khắp, ngày càng chủ động trong đấu tranh trên không gian mạng… và chắc chắn lực lượng này sẽ phát triển rộng khắp, không chỉ ở trong quân đội vì đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Chỉ những kẻ ngoại lai, những con người không còn nhân tính, những kẻ bán nước Việt... mới đơn điệu đồng nhất hay phủ nhận điều này.

Hà An

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

THÂM Ý CỦA TRIỀU TIÊN KHI CỬ TRÙM TÌNH BÁO ĐẾN HÀN QUỐC TRONG DỊP OLIMPIC MÙA ĐÔNG 2018

Ông Kim Yong Chol đến Hàn Quốc để dự lễ bế mạc Olympics mùa đông vào tối 25/2. Sau đó ông sẽ hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vào sáng đầu tuần sau. Hai ông dự kiến thảo luận tình hình hiện tại ở bán đảo Triều Tiên, khả năng nối lại đối thoại giữa hai miền. Ông là người đang bị đảng LKP cáo buộc là nhân vật phải chịu trách nhiệm chính trong vụ tàu chiến Cheonan bị đánh chìm vào tháng 3/2010 cũng như vụ pháo kích đảo biên giới Yeonpyeong vào tháng 11 cùng năm

Ông Kim Yong Chol (bên trái, hàng đầu) trong một lần tháp tùng
 nhà lãnh đạo Kim Yong Il  thăm một đơn vị quân sự.

Ông trùm tình báo Triều Tiên


Kim Yong Chol được xem là một trong những người có quyền lực nhất Triều Tiên hiện nay. Ông sinh vào năm 1945 và bắt đầu sự nghiệp quân sự tại một chốt canh gác ở khu vực phi quân sự (DMZ) từ năm 1962. Sau đó, ông trở thành vệ sĩ cận kề cố lãnh đạo Kim Yong Il, rồi nhanh chóng thăng tiến.
Kim Yong Chol trở thành người đàm phán chính về các vấn đề quân sự trong giai đoạn đối thoại liên Triều 2006-2008, sau đó được bổ nhiệm đứng đầu Tổng cục Tình báo năm 2009 (RGB), cơ quan được ví như “CIA của Triều Tiên”. RGB giai đoạn này được tổ chức dựa trên cơ cấu lại các đơn vị tình báo trong quân đội, bao gồm thu thập tình báo, điều hành các mạng lưới và huấn luyện điệp viên, lên kế hoạch ám sát những công dân Triều Tiên đào tẩu và đang sống ở Hàn Quốc…
Giai đoạn lãnh đạo của Kim Yong Chol tại RGB chứng kiến sự mở rộng của các đơn vị chiến đấu điện tử của Triều Tiên. Ngoài cáo buộc trách nhiệm trong 2 vụ tấn công nhằm vào Hàn Quốc năm 2010, ông Kim Yong Chol bị Mỹ tình nghi là người chỉ đạo vụ tấn công mạng nhằm vào hãng phim Sony năm 2014, để trả đũa hãng này làm phim chế giễu nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Sự việc đó được xem là lần tấn công quy mô lớn đầu tiên của tin tặc Triều Tiên nhằm vào Mỹ. “Kim Yong Chol chắc chắn là người phê chuẩn kế hoạch này”, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (DNI) khi đó là James Clapper nói.
Ông Kim Yong Chol (bìa phải) thường xuất hiện trong những lần
 nhà lãnh đạo Kim Jong Un đi công tác tại các đơn vị trong quân đội
Tờ Chosun cho biết ông Kim Yong Chol cũng từng trải qua những giai đoạn biến động, như khi bị hạ cấp bậc từ tướng 4 sao thành 3 sao vào năm 2012 “do năng lực yếu kém” sau nhiều vụ một số gián điệp Triều Tiên bị bắt ở Hàn Quốc. Nhưng ông nhanh chóng được phục vị cùng năm, rồi được phân phó vào các vị trí quan trọng khác, qua đó giành lại quyền lực.

Từ đầu năm 2016, ông rút khỏi khu vực quân đội và chuyển sang đơn vị dân sự, làm lãnh đạo tại Ban Mặt trận Thống nhất của đảng Lao động Triều Tiên, phụ trách những vấn đề quan hệ với Hàn Quốc. Việc được bổ nhiệm làm trưởng phái đoàn Triều Tiên tham gia lễ bế mạc Olympics mùa đông lần này đã khẳng định tầm quan trọng của Kim Yong Chol trong bộ máy lãnh đạo ở Triều Tiên.

Hàn Quốc chia rẽ

So với hai đời chính quyền trước của Hàn Quốc thì chính phủ của Tổng thống Moon Jae In chủ trương cải thiện quan hệ với Triều Tiên, nên các chính sách hiện nay với Bình Nhưỡng được cho là mềm mỏng hơn và hướng tới thúc đẩy nối lại đối thoại. Do vậy, việc Seoul đồng ý đón tiếp ông Kim Yong Chol vấp phải sự phản đối gay gắt của phe đối lập.
Chủ tịch đảng LKP là Hoong Joon Pyo chỉ trích chính quyền Moon “mù quáng” rơi vào kế sách của Bình Nhưỡng nhằm châm ngòi xung đột ở Hàn Quốc và tạo ra khoảng cách giữa Seoul với Washington. LKP nói sự chấp thuận đón tiếp của Seoul không khác gì “hành động phản quốc”, theo báo Korea Herald.
Năm 2010 đánh dấu giai đoạn căng thẳng nhất trong quan hệ
 hai miền là sau vụ tấn công tàu chiến Cheonan và Triều Tiên
 pháo kích đảo biên giới của Hàn Quốc. 
Nghị sĩ Kim Sung Tae, một trong số các nghị sĩ phản đối trước Dinh Tổng thống Hàn Quốc ngày 23/2, nói: “Chúng tôi yêu cầu chính quyền huỷ bỏ ngay việc tiếp đón Kim Yong Chol, đối tượng bị Hàn Quốc và quốc tế đưa vào danh sách trừng phạt”.
Một đảng đối lập khác, đảng Bareunmirae, cũng gay gắt phản đối chuyến đi của ông Kim Yong Chol. “Tổng thống Moon không thể gặp gỡ ông ta. Đây là sự xúc phạm đối với Hàn Quốc, với quân đội và nhân dân chúng ta”, đồng sáng lập đảng là ông Yoo Seong Min nói.
Nghị sĩ Park Joo Sun, đảng Bareunmirae, cho rằng sự tiếp đón Kim Yong Chol chính là “tạt gáo nước lạnh lên ý nghĩa hoà bình của Olympics”. “Người dân xem Kim Yong Chol là thủ phạm chính trong bi kịch tàu Cheonan nên họ giận dữ là điều dễ hiểu. Tôi tự hỏi liệu chính phủ có chất vấn Bình Nhưỡng về lý do cử ông ta đến Hàn Quốc hay không? Seoul cần yêu cầu đổi người”, ông Park nói.
Các đảng đối lập ở Hàn Quốc phản đối gay gắt
 việc Seoul đón tiếp Kim Yong Chol
Sự phản đối gay gắt của một bộ phận công luận cùng truyền thông Hàn Quốc buộc chính quyền Seoul phải giải thích lý do chấp nhận tiếp đón Kim Yong Chol; dù về lý thuyết thì ông này bị “cấm cửa” ở Hàn Quốc do đang là đối tượng bị trừng phạt.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định Kim Yong Chol chính là “người thích hợp nhất”cho các cuộc đối thoại liên Triều về phi hạt nhân hoá. 
“Khi xem xét hoàn cảnh khó khăn hiện tại, chúng tôi quyết định chú trọng vào cơ hội thúc đẩy hoà bình trên bán đảo và cải thiện quan hệ liên Triều có thể nảy sinh từ cuộc đối thoại với các quan chức Triều Tiên lần này; chứ không phải săm soi quá khứ của họ”, Người phát ngôn bộ này, ông Baik Tae Hyun, nói.
Trong khi đó, vị nghị sĩ Kang Seok Ho sau khi lắng nghe báo cáo của cơ quan tình báo Hàn Quốc thì cũng “nói đỡ” cho Kim Yong Chol rằng: “Việc suy đoán thì là như vậy, nhưng không thể khẳng định chắn chắn rằng chính ông ta là người ra lệnh bắn chìm tàu Cheonan”.
Trước tinh thần “lạc quan” của chính quyền đối với Kim Yong Chol, trang NK Leadership Watch cảnh báo ông này không phải là một người dễ đối phó trên bàn đối thoại. Trong một lần tiếp xúc với đoàn đại biểu Hàn Quốc năm 2007, ông này thẳng thừng bác bỏ những đề xuất của Seoul và nói: “Hy vọng các ông có mang theo những bộ đề xuất khác”.
Sau lễ bế mạc Olympics, Tổng thống Moon Jae In sẽ hội đàm cùng ông Kim Yong Chol vào ngày 26/2. Để trấn an bức xúc của một bộ phận dư luận, ông Moon khẳng định các cuộc đối thoại về phi hạt nhân hoá và cải thiện quan hệ vẫn là hai vấn đề tách bạch. “Hàn Quốc khẳng định chắc chắn rằng sẽ không bao giờ công nhận Triều Tiên là nhà nước hạt nhân”, thông cáo của Nhà Xanh dẫn lời Tổng thống Moon.

Hà An (Theo Zing.vn)

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC, XÂY DỰNG "MIỄN DỊCH" TÂM LÝ CHO QUÂN NHÂN TRƯỚC THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC, BÓP MÉO THÔNG TIN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và cộng đồng của chúng ta, là cầu nối không thể tách rời trong nhịp sống toàn cầu hóa. Là nơi để con người trao đổi, giao lưu, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, học tập, công tác, cập nhật thông tin...từ đó đấu tranh chống những quan điểm sai trái. Tuy nhiên, dựa vào thành tựu của khoa học kỹ thuật truyền thông, các thế lực thù địch đã “kiến tạo” những thông tin và hình ảnh giả mạo, xuyên tạc, bóp méo sự thật ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn.

Chúng lợi dụng sơ hở, khoét sâu mặt tiêu cực rồi cường điệu, thổi phồng chúng lên và khẳng định võ đoán, đó là bản chất của chế độ xã hội hoặc của con người. Đối tượng bôi nhọ thường là Đảng và chính quyền, những người có ảnh hưởng lớn đối với quần chúng,gây hoài nghi trong người dân và trong dư luận xã hội. Đó không đơn giản chỉ là sự bôi nhọ, lừa dối con người, mà còn thể hiện rõ sự  hằn học giai cấp của CNĐQ đối với các khuynh hướng độc lập dân tộc và XHCN.     

Như vậy, từ mục tiêu đến phương thức cũng như các phương pháp và thủ đoạn tiến hành của các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để đánh vào tư tưởng, tình cảm, thái độ, ý chí của người dân đặc biệt là giới trẻ làm băng hoại tư tưởng,thủ tiêu ý chí đấu tranh, không phân biệt được đúng sai, phải trái, mất phương hướng chiến đấu. Thủ đoạn này thực sự nguy hiểm khi Việt nam hiện nay có tới 46 triệu người dùng mạng xã hội trong đó giới trẻ chiếm tới 72%, trong đó có quân nhân trong quân đội. Vì vậy, vấn đề xây dựng khả năng "miễn dịch" tâm lý cho quân nhân trước thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo thông tin của các thế lực thù địchlà vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.     

Xây dựng sự “miễn dịch” tâm lý cho quân nhân và tập thể quân nhâncó ý nghĩa rất quan trọng, qua đó tạo nên “chất kháng thể” của con người, trực tiếp ngăn cản và vô hiệu hoá sự phá hoại ý thức của thế lực thù địch để tự bảo vệ trạng thái chính trị-tinh thần, giữ gìn những phẩm chất đạo đức, lối sống cao đẹp của người quân nhân cách mạng.     

Trong các cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc trong thế kỷ XX, một trong những nguyên nhân giành thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta là đã “khơi dậy và phát huy tối đa nội lực”, trước hết là phát huy nhân tố con người Việt Nam. Đây cũng là phương châm xây dựng sự “miễn dịch” tâm lý cho bộ đội trước đây và hiện nay. Các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng và trước hết người chỉ huy đơn vị trong quân đội cần phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của cán bộ chiến sĩ trong các hoạt động huấn luyện, học tập, sẵn sàng chiến đấu cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, điều chỉnh tốt mối quan hệ nội bộ đúng điều lệnh quân đội nhưng chứa chan tình người; làm trong sạch môi trường văn hoá của các tập thể quân nhân, thiết thực ngăn cản ảnh hưởng của các thông tin xấu độc, bịa đặt xâm nhập vào quân nhân và đơn vị.    

Tính chất phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước, cùng với những biến động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đã làm thay đổi không nhỏ trong thế giới nội tâm của cán bộ chiến sĩ, đang đòi hỏi đội ngũ cán bộ chỉ  huy, lãnh đạo các cấp trong quá trình xây dựng khả năng “miễn dịch” tâm lý phải thấu hiểu đời sống tinh thần của bộ đội và đặc biệt là các xu hướng phát triển của nó để có thể đưa ra các giải pháp giáo dục thích hợp. Đối với chúng ta, tinh thần của bộ đội là sự thống nhất hữu cơ của chính trị tư tưởng, tinh thần chiến đấu và tâm lý. Nội dung của nó biểu hiện ở sự giác ngộ về chính trị của quân nhân; ở sự thấu hiểu mục đích và nhiệm vụ của đơn vị; ở toàn bộ những tri thức sâu sắc và vững chắc, ở kỹ năng và kỹ xảo cá nhân... Quan niệm như vậy dẫn chúng ta nhận thức về tính thống nhất của việc chuẩn bị về chính trị tư tưởng, chuẩn bị chiến đấu với chuẩn bị về tâm lý, trong đó phải lấy chuẩn bị về chính trị tư tưởng và chuẩn bị chiến đấu là mặt chủ đạo, còn tâm lý của quân nhân và tập thể quân nhân được hình thành trong quá trình học tập chính trị và quân sự, trong sinh hoạt hàng ngày của đơn vị; xây dựng khả năng “miễn dịch” tâm lý cho bộ đội là một bộ phận của quá trình chuẩn bị toàn diện cho các quân nhân. Do vậy, các đơn vị, cấp ủy, chỉ huy làm tốt một số biện pháp sau:     
Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho mọi cán bộ chiến sĩ trong đơn vị nhất trí cao về nhận thức, hành động đối với hệ tư tưởng, với đường lối chính sách của Đảng để mọi người có định hướng chính trị đúng. Trong cuộc chiến chống lại những luận diệu xuyên tạc, vu khống, bóp méo sự thật của thế lực thù địch chẳng những cần phải đòi hỏi rất cao về giác ngộ ý thức chính trị, về khả năng vững vàng nhất quán của tư tưởng, mà còn phải đạt đến trình độ có thể tham gia một cách tích cực tự giác vào đời sống chính trị của đất nước, nhạy cảm kịp thời chối bỏ mọi hành vi thủ đoạn tuyên truyền chính trị của kẻ thù cũng như nắm vững quan điểm chính trị trong ứng xử xã hội.    

Khả năng “miễn dịch” tâm lý của bộ đội hiện nay cũng đồng thời phụ thuộc không nhỏ vào việc phát hiện và ngăn chặn các dư luận xã hội tiêu cực đang có xu hướng gia tăng lan truyền vào quân đội. Công việc đó vừa có ý nghĩa trực tiếp chống lại ảnh hưởng của thông tin xấu độc, vừa là sự vận động nội tại tích cực nhằm cản trở những con người vô tình tự biến mình thành kẻ “tuyên truyền không công cho địch” do trình độ nhận thức hoặc thiếu các thông tin cần thiết.    

Để phân tích, điều chỉnh và ngăn chặn các tin đồn thất thiệt và dư luận xuyên tạc của kẻ thù, các cấp uỷ Đảng cơ sở, trước hết là người chỉ huy đơn vị cần xác định cho được các luồng tư tưởng thù địch chủ yếu và vạch trần tính chất nguy hiểm của nó đối với môi trường quân đội và các tập thể quân nhân. Mỗi một mưu đồ chính trị của thế lực thù địch bao giờ cũng được tạo dựng bởi hàng chuỗi các luận điệu nhưng trong đó sẽ xuất hiện một hướng dư luận  chủ đạo. 
Mục tiêu chủ yếu hiện nay của kẻ thù là tập trung làm cho quân đội mất phương hướng chính trị, “phi chính trị hoá” quân đội. Để đạt được ý đồ đó, kẻ thù đang tạo ra những nhận thức mơ hồ về bản chất giai cấp, làm phai nhạt các truyền thống tốt đẹp của quân đội trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ. Với đầu óc thực dụng và hiểu biết khá đầy đủ về lịch sử và đặc điểm tâm lý của con người Việt Nam, CNĐQ, đứng đầu là đế quốc Mỹ thấy rằng không thể “phi chính trị hoá” quân đội ấy một cách nhanh chóng. Do đó chúng kiên trì và tăng cường tung ra những dư luận tiêu cực bôi nhọ tính chất giai cấp, tính chất nhân dân của quân đội ta, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ cấp cao trong đơn vị. Tất cả các kế sách và thủ pháp tuyên truyền của chúng đều chĩa vào “nhân tâm”, bởi  hàng chục năm dùng chiến tranh quân sự hòng đưa Việt Nam về “thời kỳ đồ đá”, đế quốc Mỹ thừa hiểu sức mạnh của dân tộc Việt Nam đã làm lung lay tư tưởng “tuyệt đối hoá sức mạnh” bạo tàn của trang bị kỹ thuật. Do đó, nhiệm vụ quan  trọng  trước  mắt phải tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống của Đảng và quân đội cho nhân dân, đặc biệt là chiến sĩ trẻ.                              

Hai là, thường xuyên tổ chức thông báo thời sự, kịp thời thông tin cho các đối tượng tình hình thế giới, trong nước và quân đội, đồng thời định hướng tư tưởng, dư luận trước những sự kiện của đất nước, những thông tin sai lệch. Phát huy vai trò các tổ chức trong đơn vị đấu tranh ngăn chặn thông tin xấu độc và giáo dục thành viên trong tổ chức mình. Tổ chức đa dạng các hoạt động ngày chính trị văn hóa tinh thần, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, đặc biệt tư tưởng mới nảy sinh để tìm rõ nguyên nhân đưa ra các giải pháp xử lý cho phù hợp tạo mối đoàn kết, thống nhất, nhất trí cao về ý chí và hành trộng trong toàn đơn vị. 

Ba là,phát huy vai trò của dư luận tập thể tích cực trong tập thể quân nhân. Việc phát hiện và ngăn ngừa các xu hướng chủ yếu của dư luận tiêu cực xâm nhập vào tâm tư, tình cảm của bộ đội đòi hỏi phải xây dựng một môi trường lành mạnh, phát huy dư luận tập thể tích cực. Xây dựng dư luận xã hội tích cực là một quá trình hết sức phức tạp, phải chuẩn bị đầy đủ về thế giới quan, phương pháp luận, hình thành hệ thống thái độ phù hợp trước các sự kiện phức tạp đang thay đổi thường xuyên trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài công tác thông tin tuyên truyền, cần bồi dưỡng các thủ pháp tâm lý, phù hợp với quy luật nhận thức của con người và gắn với cuộc sống hàng ngày của đất nước và ngay chính đơn vị mình. Đồng thời quan tâm đến các nhu cầu vật chất văn hoá chính đáng của quần chúng, đẩy mạnh xây dựng đoàn kết tập thể quân nhân, phát huy tính tích cực chủ động của mỗi cán bộ, chiến sĩ, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch. 

Bốn là, tổ chức cho bộ đội tham gia vào các hoạt động của đơn vị. Thực tiễn cho thấy càng tham gia nhiều hoạt động thì nhân cách con người càng phát triển và hoàn thiện. Nhân cách người quân nhân chỉ phát triển đầy đủ khi tham gia vào các hoạt động trong quân đội. thông qua các hoạt động mà giáo dục cho quân nhân những phẩm chất, giá trị đạo đức, những nét tính cách đặc trưng của người quân nhân cách mạng, đáp ứng yêu cầu của quân đội và xã hội đối với người quân nhân. Đặc biệt cần giáo dục cho bộ đội vị trí, vai trò của lực lượng 47 đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Khi quân nhân tham gia lực lượng này sẽ nắm vững những tác động tiêu cực của thông tin xấu độc, họ hiểu hơn bao giờ hết những chiêu trò của các thế lực thù địch, hiểu phân tích thông tin đúng, sai, phải, trái. Từ đó biết định hướng dư luận, biết phân tích, đánh giá tạo khả năng "miễn dịch" trước thông tin sai lệch, xấu độc, bên cạnh đó họ còn là lực lượng tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân tránh xa những tư tưởng xấu độc phản động.

Xây dựng khả năng "miễn dịch" tâm lý cho quân nhân góp phần đặc biệt quan trọng bồi dưỡng, đào tạo con người cho lực lượng vũ trang. Đây là màng lọc ngăn chặn luồng tư tưởng xấu độc xâm nhập vào tư tưởng, tinh thần, tình cảm, ý chí, hành động của quân nhân đảm bảo cho quân đội thực sự là lực lượng "nòng cốt" bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo bệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

Hà An (theo N.Long ĐTDC)

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

KHÔNG CHẤP HÀNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO 02 THANH NIÊN Ở TỈNH PHÚ YÊN

TAND huyện Tây Hòa (Phú Yên) vừa xử sơ thẩm, tuyên phạt Hồ Minh Nho (SN 1995, trú thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa) và Lưu Mai Tú (SN 1995, trú thôn Phú Phong, xã Hòa Đồng), mỗi bị cáo 6 tháng tù về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự”.
 Không chấp hành lệnh khám sức khỏe
Theo hồ sơ vụ án, ngày 27/11/2015, Ban Chỉ huy quân sự huyện Tây Hòa phát lệnh gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đối với Hồ Minh Nho và yêu cầu Nho đến Trạm Y tế xã Hòa Đồng để khám sức khỏe vào ngày 18/12/2015 nhưng Nho không chấp hành. Ngày 25/10/2016, Chủ tịch UBND xã Hòa Đồng ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nho về hành vi không có mặt đúng thời gian địa điểm khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Ngày 21/10/2016, Ban Chỉ huy quân sự huyện tiếp tục phát lệnh gọi Nho đến khám sức khỏe vào ngày 24/11/2016 ở Trạm Y tế xã. Do Nho không có mặt ở nhà nên ông Lê Tấn Tây (trưởng thôn) giao lệnh gọi khám sức khỏe cho mẹ đẻ của Nho là bà Trần Thị Mỹ Hà và yêu cầu gia đình liên lạc, thông báo cho Nho biết để đi khám sức khỏe. Sau khi nhận lệnh gọi, cha mẹ đã điện thoại thông báo cho Nho biết địa điểm, thời gian khám sức khỏe và bảo Nho về đúng ngày giờ để khám. Dù nhận lời nhưng Nho không về để đến khám sức khỏe.
Tương tự hành vi trốn khám sức khỏe như Nho, ngày 27/11/2015, Ban Chỉ huy quân sự huyện Tây Hòa phát lệnh gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đối với Lưu Mai Tú và yêu cầu Tú đến Trạm Y tế xã Hòa Đồng để khám sức khỏe vào ngày 18/12/2015 nhưng Tú không chấp hành.
Ngày 16/3/2016, Chủ tịch UBND xã Hòa Đồng ra quyết định xử phạt hành chính 1,2 triệu đồng đối với Tú về hành vi không có mặt đúng thời gian địa điểm khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi công dân của Ban Chỉ huy quân sự huyện mà không có lý do chính đáng. Đến ngày 21/10/2016, Ban Chỉ huy quân sự huyện tiếp tục phát lệnh gọi Tú đến khám sức khỏe vào ngày 24/11/2016 ở Trạm Y tế xã.
Do Tú không có mặt ở nhà nên ông Võ Ngọc Tuấn (trưởng thôn) giao lệnh gọi khám sức khỏe cho mẹ đẻ của Tú là bà Trần Thị Xửng và yêu cầu gia đình liên lạc, thông báo cho Tú biết để đi khám. Sau khi nhận lệnh gọi, cha mẹ Tú đã điện thoại thông báo cho Tú biết địa điểm, thời gian và bảo Tú về đúng ngày giờ để khám. Dù nhận lời nhưng đến ngày 24/11/2016, Tú không về để đến khám sức khỏe theo quy định.
Ngày 10/11/2017, Viện KSND huyện Tây Hòa ra cáo trạng truy tố Nho và Tú về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” theo quy định tại khoản 1, Điều 259 Bộ luật Hình sự.
Bài học đắt giá
Mới đây, TAND huyện Tây Hòa đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên xử này, bị cáo Nho và Tú đều khai nhận toàn bộ hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự như cáo trạng Viện KSND huyện truy tố. Trong khi đó, gia đình các bị cáo đều xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt để các bị cáo thấy được sự khoan hồng của pháp luật mà sửa đổi hành vi phạm tội của mình.
Nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án, cả Nho và Tú đều biết hành vi trốn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là sai, xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho mình. Tuy nhiên, theo hội đồng xét xử, hành vi của bị cáo Nho và Tú đã đủ yếu tố cấu thành tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và nhân thân của các bị cáo, hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nho và bị cáo Tú mỗi bị cáo 6 tháng tù giam về tội danh trên.
Theo thẩm phán Nguyễn Thanh Phong, chủ tọa phiên tòa, các bị cáo đều là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Các bị cáo là công dân khỏe mạnh, đã đến tuổi chấp hành nghĩa vụ quân sự của công dân đối với Tổ quốc nhưng lại trốn tránh thực hiện là vi phạm pháp luật theo khoản 8, Điều 3, Điều 10, Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự và cấu thành tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” theo quy định tại khoản 1, Điều 259 Bộ luật Hình sự.
Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cũng như làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và làm ảnh hưởng đến phẩm chất, tư tưởng, tâm lý cho các thanh niên khác. Do đó, cần xử lý với mức án nghiêm khắc để có tác dụng cải tạo, giáo dục riêng đối với các bị cáo, đồng thời để ngăn ngừa chung cho xã hội.
Thanh niên Nguyễn Tuấn Minh (xã Hòa Đồng) dự khán phiên tòa này, tâm sự: “Đây là bài học sâu sắc, đắt giá đối với mỗi bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc, coi thường quy định và pháp luật Nhà nước. Tôi sẽ không bao giờ có ý định trốn tránh nghĩa vụ quân sự vì đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi thanh niên đối với Tổ quốc”.
Còn theo Hội đồng xét xử TAND huyện Tây Hòa, thông qua vụ án, cơ quan chức năng mong muốn các gia đình, hội đoàn thể ở các địa phương kịp thời nắm bắt, giải quyết tư tưởng cho thanh niên, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để răn đe; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình các thanh niên trong độ tuổi phát lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để giáo dục, quản lý tốt. Qua đó góp phần ngăn chặn những hành vi tương tự có thể xảy ra để góp phần giữ vững kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước.
Văn Tài (báo Phú Yên)

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

ĐẤU TRẠNH, PHÁT GIÁC VÀ CẦN XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ XÂM HẠI LỢI ÍCH NHÀ NƯỚC, BÔI NHỌ DANH DỰ CÁ NHÂN

Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng mạng xã hội gần như là không có giới hạn biên giới giữa các quốc gia. Do vậy, việc các cá nhân, tổ chức khi sử dụng các thông tin trên mạng xã hội hoặc sử dụng mạng xã hội để lan truyền các thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc xâm phạm đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức hoặc đối với Nhà nước đã và đang gây những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Trong đó, nhiều đối tượng thù địch trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng môi trường “mở” và tính lan truyền nhanh chóng của mạng xã hội như facebook, blog, youtube, twitter, instagram và các diễn đàn trực tuyến để tuyên truyền chống phá  Đảng, Nhà nước theo một số phương thức chủ yếu như: Tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang; kêu gọi tập hợp lực lượng, hình thành và công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trá hình trên không gian mạng. Từ đó lôi kéo, phát triển lực lượng và hoạt động chống phá; lợi dụng các vấn đề nhạy cảm chính trị xã hội, các vụ việc phức tạp để kích động biểu tình, gây bất ổn về an ninh trật tự (ANTT).

Không chỉ đăng tải những câu chuyện không có thật với mục đích chỉ để câu like, nhiều tổ chức, cá nhân còn lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc thông tin, bóp méo lịch sử, nhận định phiến diện các vấn đề trong xã hội, bôi nhọ danh dự các tập thể, cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng. Nhiều người sau khi được giáo dục đã kịp tỉnh ngộ, nhận rõ phải trái, cam kết không tái phạm. Song một số đối tượng do bị tiêm nhiễm tư tưởng độc hại, khi bị bắt, xử lý vẫn có thái độ bất hợp tác. Điển hình như đối tượng Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1971 ở xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương đã từng tham gia vào nhiều tổ chức phản động cực đoan như “Khối 8406”, “Hội đồng liên tôn”, “Hội anh em dân chủ” để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tháng 7-2017, Nguyễn Trung Tôn bị bắt giữ trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đối tượng Nguyễn Văn Tráng, ở xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tham gia Hội Anh em dân chủ và thường xuyên sử dụng facebook Trang Nguyen (Vô Danh Khách) để đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip lôi kéo, kích động người khác chửi bới chế độ và trực tiếp tham gia các cuộc tụ tập đông người, biểu tình dưới danh nghĩa yêu nước, bảo vệ môi trường... để gây rối trật tự công cộng. Lê Văn Sơn ở xã Hoằng Trung, Hoằng Hóa thường xuyên sử dụng facebook cá nhân với nickname Paulus Lê Sơn, Paulus Lê Văn Sơn để đăng tải những bài viết tiêu cực, đi ngược đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước; kêu gọi, lôi kéo, kích động người dân, đặc biệt là giáo dân tham gia biểu tình, tụ tập đông người, gây rối ANTT; bôi nhọ, xúc phạm, vu khống các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII khẳng định: Những thông tin xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch cùng sự lơ là mất cảnh giác của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tình trạng này có thể dẫn đến tiếp tay hoặc câu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Do đó, đây là yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết không chỉ riêng của của lực lượng công an nhân dân mà là yêu cầu chung đối với cả hệ thống chính trị của các cấp, các ngành và toàn dân.

Hà An 

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG BỘ SÁCH CÓ TƯ TƯỞNG, NỘI DUNG CHỐNG PHÁ , XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Nhiều thành phần hận thù dân tộc thuộc thế hệ cũ đang bỏ trốn quê hương tị nạn ở các quốc gia vẫn âm thầm viết sách với thủ đoạn nhằm hướng lái tư tưởng, xuyên tạc sự thật lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Hai trong số những tác phẩm bị bắt giữ tại Hải quan Đà Nẵng

Mới đây Hải quan Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra một số bưu kiện do các cá nhân vẫn mang nặng lòng hận  thù dân tộc hoặc bị trục xuất trốn ở lại Mỹ, Đức, Pháp, Úc,... gửi về Việt Nam trong đó cơ quan Hải quan Đà Nẵng đã phát hiện và thu giữ 4 bưu kiện chứa các loại sách chứa đựng nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; xuyên tạc lịch sử cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân năm 1968.

Các cuốn sách bị thu hồi lên đến hàng trăm cuốn gồm: Cuốn “Where the ashes are – The Odyssey of a Vietnamese Family” (Nơi nào là tro tàn - The Odyssey của một gia đình Việt Nam) của nhà báo, nhà văn, dịch giả khét tiếng phản động Nguyễn Quí Đức; cuốn “Chính Trị Bình Dân” của nhà báo Phạm Đoan Trang; cuốn “Huế 1968 – A Turning Point of the American War in Vietnam” (Huế 1968 - Bước ngoặt của cuộc chiến tranh ở Việt Nam) của tác giả Mark Bowden. Cả ba loại sách này đều có nguồn gốc xuất bản ở Mỹ. 

Các cuốn sách trên có nội dung chống phá chế độ, nhân dân Việt Nam thông qua việc định hướng, nói xấu chế độ, xuyên tạc về sự kiện Mậu Thân năm 1968 hòng làm thay đổi nhận thức người đọc về chế độ và sự kiện lịch sử ở Việt Nam.

Hiện cơ quan Hải quan Đã Nẵng phối hợp với cơ quan an ninh điều tra đang tiến hành thẩm định, xác minh nội dung, đối tượng gửi và nhận các bưu kiện này để xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Cần nêu cao tinh thần cảnh giác, khi phát hiện các loại sách trên dù tồn tại dưới dạng nào như file words, PDF, băng đĩa, ấn phẩm,... thì kịp thời phong tỏa và báo ngay cơ quan chức năng xử lý, đồng thời vận động người dân không nên nghe theo những tư tưởng truyền bá, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

 Theo Việt Thắng - báo CAND

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

BỘ CÔNG AN THÔNG TIN: TỔ CHỨC CỦA ĐÀO MINH QUÂN LÀ TỔ CHỨC KHỦNG BỐ MỚI

Ngày 30-1, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an phát đi thông báo về tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.


Theo đó, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là tổ chức khủng bố.

Cụ thể, tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tiền thân là tổ chức “Tân Dân Chủ” có trụ sở đặt tại 2807 Anaheim, CA 92814, Mỹ; điện thoại 7605233011; trang web: chinhphuquocgia.com, cuutuchinhtri.org, phamvanlong.com, cpqgvnlt.com.

- Đối tượng cầm đầu, chỉ huy: Đào Minh Quân (Đào Văn), sinh 27/7/1952 tại Thừa Thiên - Huế, quốc tịch Mỹ, trú tại Santa Ana, California, Mỹ, tự xưng “Thủ tướng” của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; Quách Thế Hùng, sinh 01/4/1948, trú tại 5386 Somerset St, Los Angeles, California 90032, Mỹ; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa), sinh 1968, quốc tịch Mỹ; Phạm Lisa (Phạm Anh Đào), sinh 1979, trú tại 614 Progressive Way, Denmark, South California 29042, Mỹ.

- Quá trình hình thành: Tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân (nguyên Trung úy Ngụy) cùng một số đối tượng ngụy quân, ngụy quyền thành lập năm 1991, tại Mỹ.

- Hoạt động khủng bố: Sau khi thành lập, Đào Minh Quân và số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đến các trại tỵ nạn người Việt ở Hồng Kông và các nước Đông Nam Á tuyển mộ lực lượng, đưa về Việt Nam theo đường hồi hương để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại. Năm 2015, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” chỉ đạo cơ sở móc nối, lôi kéo phát triển lực lượng, thành lập các “chí nguyện đoàn” trong nước; khảo sát tìm địa điểm lập căn cứ, mua vũ khí nhằm thực hiện các hoạt động manh động, khủng bố, nhưng đã bị cơ quan An ninh Việt Nam kịp thời phát hiện ngăn chặn, bắt, xử lý 04 đối tượng (Hà Ngọc Hân, Mai Xuân Nghĩa, Lương Tuấn Vinh, Nguyễn Văn Hội). Riêng Mai Xuân Nghĩa lẩn trốn sang Lào, sau đó xâm nhập về nước cùng với Đào Quang Thực lên kế hoạch mua vũ khí tấn công khủng bố nhưng bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, bắt giữ.

Năm 2017, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” bên ngoài ráo riết phát triển lực lượng, thành lập các nhóm “Phượng Hoàng”, “Mãng Xà”, “Biệt động quân”, “Đại Việt” nhằm khủng bố, phá hoại, ám sát cán bộ; chúng đã cử 02 thành viên là Phan Angel (Phan Thị Đào, sinh 1956, quốc tịch Mỹ) và Nguyen James Han (Nguyễn Thanh Hân, sinh 1967, quốc tịch Mỹ) về nước cung cấp tài chính và trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Theo sự chỉ đạo của số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, các đối tượng trong nước đã thực hiện ném bom xăng gây cháy 320 chiếc xe tại Kho tạm giữ xe vi phạm giao thông của Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 08/4/2017; đặt bom xăng tại nhà xe và cổng ga đến quốc tế sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 22/4/2017 và tiến hành khảo sát, lên kế hoạch gây cháy, nổ trụ sở các cơ quan công quyền và một số nhà máy, xí nghiệp nhưng đã bị cơ quan chức năng Việt Nam ngăn chặn.

Tháng 4/2017, cơ quan chức năng Việt Nam đã khởi tố, bắt tạm giam 15 đối tượng là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 84 BLHS Việt Nam năm 1999); tháng 12/2017, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa vụ án trên ra xét xử và tuyên phạt các đối tượng từ 04 đến 16 năm tù. 

Bộ Công an khẳng định Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tổ chức; hoạt động theo chỉ đạo của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… là phạm tội “Khủng bố”, “Tài trợ khủng bố” và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuyến Phan (báo Pháp luật TPHCM)

LỢI DỤNG VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN THOÁI HÓA BIẾN CHẤT ĐỂ TUYÊN TRUYỀN, XUYÊN TẠC VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thời gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước béo cò”, thông qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những giọng điệu hết sức hằn học theo kiểu “bới lông tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị ra sức cổ súy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là “hết sức đúng đắn”, “là sự tỉnh táo”, “là những người có danh dự”…


Trước hết cần nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về việc một số cá nhân xin ra khỏi Đảng thời gian qua và âm mưu lợi dụng xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị.
Điểm qua tên tuổi những người xin ra khỏi Đảng được những kẻ rắp tâm hại Đảng, hại dân liệt kê trong các bài viết đăng trên một số trang báo điện tử ở nước ngoài, hoặc qua mạng xã hội thì việc xin ra khỏi Đảng của họ cũng không khó hiểu. Không phải đến bây giờ, những người một thời mang danh đảng viên mới bộc lộ tư tưởng, mà một thời gian dài, họ đã lợi dụng dân chủ nói và viết trái với quan điểm, đường lối của Đảng; trái với chủ trương, chính sách của Nhà nước; trái với nguyện vọng và tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân. Sau khi được một vài trang báo nước ngoài cố súy, được một số kẻ lưu vong, nhất là tổ chức khủng bố Việt Tân “hà hơi”, số người này ảo tưởng cho rằng, tiếng nói của mình là quan trọng, là “khuôn vàng, thước ngọc” có thể từ đó tạo dựng nên một xã hội tốt đẹp (!).
Việc những người từng mang danh đảng viên có quan điểm, tư tưởng trái với quan điểm, đường lối của Đảng không phải mới diễn ra, mà đã kéo dài trong nhiều năm. Nhưng với bản chất tốt đẹp, nhân nghĩa, trên tình đồng chí, đồng đội, các tổ chức đảng và đảng viên đã có nhiều biện pháp giúp đỡ để họ nhận ra lỗi lầm, mà sửa chữa, phấn đấu. Tuy nhiên, khi họ đã cố tình đi ngược lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, của dân tộc, thì sự giúp đỡ dù chân tình đến đâu cũng đều không mang lại hiệu quả. Với bản chất và truyền thống cách mạng, một chính đảng chỉ biết chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trân trọng, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp công sức, trí tuệ của từng cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không dung túng, mà luôn xử lý nghiêm minh với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có suy nghĩ, hành động đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đó cũng là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, những đảng viên có quan điểm, tư tưởng trái ngược nhằm mục đích chống phá Đảng, chống phá Nhà nước phải sớm loại ra khỏi hàng ngũ của Đảng.
Cần nói thêm rằng, mọi công dân Việt Nam, trước khi vào Đảng đều phải trải qua những lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng. Thông qua những lớp học này giúp những quần chúng ưu tú có động cơ phấn đấu vào Đảng nắm chắc và hiểu rõ được bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng, mục tiêu của Đảng; đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mình khi trở thành đảng viên. Ngay ở Chương 1, Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, thể hiện sự tự nguyện của đảng viên: (1). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. (2). Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Có thể thấy trách nhiệm, nghĩa vụ và sự tự nguyện cống hiến, hy sinh của người đảng viên đối với Tổ quốc, với dân tộc và nhân dân là rất rõ ràng. Bởi vậy, những ai tự nhận thấy mình không còn đủ tư cách, trí tuệ và năng lực; cũng như không chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thì việc tự nguyện xin ra khỏi Đảng là điều nên làm và đó là việc làm bình thường. Mặt khác, theo quy luật chọn lọc tự nhiên thì mọi tổ chức, mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động, phát triển không ngừng. Theo đó, những nhân tố không còn phù hợp, hoặc không đáp ứng được yêu cầu, sớm muộn cũng bị đào thải, loại bỏ. Sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Vì vậy, những đảng viên không còn thấy mình xứng đáng đứng trong hàng ngũ của những người cộng sản tiên phong; không còn đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, nhất là những người “mang danh đảng viên” nhưng có tư tưởng đi ngược lại lợi ích của Đảng, của dân tộc thì tốt hơn hết là tự nguyện xin ra khỏi Đảng. Việc những người này sớm rút ra khỏi đội ngũ không làm cho Đảng yếu đi, mà càng làm cho Đảng thêm trong sạch, vững mạnh.
Cần nói thêm rằng, không phải ai xin ra khỏi Đảng cũng là hết tình yêu với Đảng, mà không ít đảng viên do điều kiện, hoàn cảnh gia đình hay cá nhân; hoặc do tuổi cao, sức yếu; cũng có những người tự thấy mình không xứng đáng với danh hiệu đảng viên, nên tự nguyện xin ra khỏi Đảng. Đó là những con người có danh dự, thể hiện phẩm giá cá nhân và không thể "vơ đũa cả nắm" xếp họ cùng những người “mang danh đảng viên” nhưng đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong hàng chục vạn cán bộ và đảng viên xứng đáng, còn lẫn vào một số người thấp kém về tinh thần đạo đức cách mạng… Họ sống và làm việc một cách riêng rẽ, không đoàn kết và hợp tác với người khác. Hễ có đôi chút hiểu biết, đôi chút thành công thì tự cao tự đại, vênh vang kiêu ngạo, tự cho mình tài giỏi hơn người. Ở cương vị phụ trách thì tự cho mình có quyền hơn hết thảy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi đó như một giang sơn riêng, không biết đến lợi ích toàn cục… Số người đó coi Đảng như cái cầu thang để thăng quan phát tài...”.
Thực tiễn xã hội Việt Nam có rất nhiều điều để dẫn chứng, để khẳng định việc tuyệt đại đa số người dân, không chỉ riêng đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn tin tưởng vào Đảng, nguyện đi theo Đảng. Niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam được xây đắp, thử thách thông qua thực tiễn cách mạng. Kể từ khi được thành lập cho tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục tiêu nào khác là phấn đấu, hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc, để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì vậy, bất kỳ đảng viên nào, dù ở cương vị nào, nếu thấy mình không đủ dũng khí, phẩm chất để hy sinh, cống hiến cho Đảng, cho dân tộc thì việc xin ra khỏi Đảng là điều cần thiết. Bởi, “vào Đảng là để làm đầy tớ phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp…”. Đó vừa là mục tiêu luôn hướng tới, vừa là bản chất, truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà không một thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận được.

Theo Thế Hiệp - Báo CAND

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

VIỆT TÂN VẪN "CHỨNG NÀO TẬT ẤY"

Theo trang thông tin điện tử của Bộ công an, tổ chức khủng bố Việt tân có tên đầy đủ là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”.  Trụ sở chính đặt tại: 2530 Berryessa Rd #234 San Jose CA 95132 – 2903, Mỹ; “Văn phòng 2” tại Băng Cốc, Thái Lan. Cơ quan tuyên truyền: báo “Kháng chiến”; đài “Việt Nam kháng chiến”, “Chân trời mới”. Đối tượng cầm đầu, chỉ huy: (1) Đỗ Hoàng Điềm, sinh 1963, quốc tịch Mỹ, “Chủ tịch Việt tân”; (2)  Lý Thái Hùng, sinh 1953, quốc tịch Mỹ, “Tổng bí thư Việt tân”…(http://192.168.0.111/web/guest/ct_trangchu/-/vcmsviewcontent/GbkG/3305/3303).

Quá trình hình thành: Năm 1981, Hoàng Cơ Minh, nguyên chuẩn tướng, Phó Đô đốc hải quân chính quyền Sài Gòn cũ thành lập “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” (sau đây gọi tắt là “Mặt trận”) nhằm chống Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang, khủng bố. Năm 1982, Hoàng Cơ Minh lập “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, là cơ quan đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của “Mặt trận”; các thành viên “Mặt trận” đồng thời cũng là thành viên của “Việt tân”.

Tổ chức khủng bố này hiện vẫn đang tiến hành các hoạt động khủng bố nhằm vào chế độ xã hội chủ nghĩa, quốc gia Việt Nam cụ thể như Việt tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên “Việt tân” phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon…(http://192.168.0.111/web/guest/ct_trangchu/-/vcmsviewcontent/GbkG/3304/3303/36251)".


Như vậy, các hành vi bị coi là hành vi khủng bố và cũng là hành vi mà Việt tân đang tập trung chỉ đạo chống phá Việt Nam bao gồm: biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin, đưa người ra nước ngoài đào tạo... Những hành vi này đã được các công ước quốc tế về chống khủng bố cũng như luật phòng, chống khủng bố của Việt Nam quy định. Thông qua phương thức như tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện các hoạt động khủng bố, bom xăng, phá hoại, ám sát...


Theo đó, Bộ công an Việt Nam cũng ra khuyến cáo đối với bất kỳ hành vi nào trực tiếp hay gián tiếp tham gia, với các vai trò khác nhau cho tổ chức khủng bố Việt tân đều bị coi là đồng phạm với tội danh khủng bố. Cụ thể, Bộ công an khuyến cáo: Việt tân” là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Việt tân”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Việt tân” tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của “Việt tân”… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam./.


Thành Nam




CÔNG TÁC KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG LÀ THƯỜNG XUYÊN, NGHIÊM MINH

  Trước sự công khai, minh bạch của Đảng về tình hình kỷ luật cán bộ trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch được đà lớn tiếng đặt điề...

BÀI ĐĂNG TRÊN BLOG